Chất lượng cuộc sống người bệnh tăng huyết áp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mạn tính, triệu chứng của bệnh thường diễn tiến âm thầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động và làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Chất lượng cuộc sống của người bệnh THA giảm dần do biến chứng của bệnh, bệnh lý kèm theo,
tác dụng phụ của thuốc điều trị và nhận thức bệnh tật của người bệnh. Do đó chất lượng cuộc sống người bệnh THA là một trong những tiêu chí ngày càng
được lưu tâm hơn.
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại Khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu:Cắt ngang mô tả 334 người bệnh THA đang điều trị tại khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2014. Sử dụng bộ câu hỏi SF-36.
Kết quả: 334 người bệnh tham gia nghiên cứu thì điểm số trung bình của sức khỏe thể chất là 30.8± 5.2, sức khỏe tinh thần là 32.0 ± 7.1, chất lượng cuộc sống 31.4 ± 4.4.
Kết luận: Người bệnh có chất lượng cuộc sống thấp theo thời gian THA, kiểm soát huyết áp và tổn thương cơ quan đích. Do đó, việc xét CLCS khi chăm
sóc và điều trị bệnh THA là vấn đề ngày càng được quan tâm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp.
Tài liệu tham khảo
Life in Hypertensive Clinic Patients Following Hurricane Katrina”,The Ochsner Journal , pp. 226–231.
2. Fabiana Coriolano Ribeiro Cavalcanti, Eduardo Tavares Gomes, Eugênia Velludo Veiga, Simone Maria Muniz da Silva Bezerra (2013), “ Profile of health and quality of life assement of hypertensive patients by the specific intrument MinichalBrazil”,J Nurs UFPE on line, Recife, 7(12), pp.6732-6740.
3. Gavin W. Lambert, Dagmara Hering, Murray D, et, al (2012),“Health-Related Quality of Life After Renal Denervation in Patients With Treatment-Resistant Hypertension”, Hypertension, pp.1479-1484.
4. Hội tim mạch quốc gia Việt Nam (2010), “Tăng huyết áp – kẻ giết người thầm lặng”. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 54(4).
5. Khaw W. F, Hassan S. T. S, Latiffah A. L (2011), “Health-related Quality of Life among Hypertensive patients Compared with General Population Norms”,J. Med. Sci. 11(2), pp.84-89.
6. Mamas Theodorou, Daphne Kaitelidou, Petros Galanis, Nicos Middleton, Panagiotis Theodorou, Panagiotis Stafylas, Olga Siskou, Nikos Maniadakis (2011), “ Quality of
Life Measurement in Patients with Hypertension in Cyprus”,Hellenic J Cardiol, pp. 407-415.
7. Maria Virgínia de Carvalho1, Liza Batista Siqueira2, et, al(2013), “The Influence of Hypertension on Quality of Life”,Arq Bras Cardiol, 100(2), pp.164-174.
8. Michael O Ogunlana, Babatunde Adedokun, Magbagbeola D Dairo and Nse A Odunaiya (2009), “Profile and predictor of health-related quality of life among hypertensive patients in south-western Nigeria”,BMC Cardiovascular Disorders.
9. Michelle Adler Normando Carvalho; Isabela Bispo Santos Silva, et,al ( 2012), “ Quality of Life of hypertensive patients and comparison of two instruments of HRQOL measure”,Arq. Bras. Cardiol, vol.98 no.5
10. Mohammed S. Al-Ghamdi, FFCM (KFU, et, al (2002), “Quality of life in a sample of hypertensive patients attending primary health care facilities in Al-Khobar, Saudi Arabia”,J
Family Community Med, 9(1), pp.25–32.
11. Monika Zygmuntowicz, Aleksander Owczarek, Adam Elibol, Jerzy Chudek1 (2012), ” Comorbidities and the quality of life in hypertensive patients”,Polskie Archiwum Medycyny Wewnetrznej , pp.333-340.
12. Trần Kim Trang(2010), “ Chất lượng cuộc sống ở người tăng huyết áp”,Tạp chí y học, Đại học Y DượcTP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr.104-111.
13.Youssef. R. M, Moubarak I. I and Kamel M.I (2005), “Factors affecting the quality of life of hypertensive patients”,Eastern Mediterranean Health Journal, Vol. 11.