Kết quả

An Tran Hoai , Tan Nguyen Luong, Thuu Le Quang , Vu Dinh Tran Nguyen , Phu Bui Duc , Uyen Dang The , Thuc Nguyen

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tim hở ở trẻ em dưới 5kg trong 5 năm, từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2014.
Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu ở tất cả các bệnh nhân dưới 5kg được phẫu thuật tim hở tại Bệnh Viện Trung Ương Huế từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2014.
Kết quả: Số bệnh nhân dưới 5kg được phẫu thuật tim hở trong 5 năm là 235 ca (43% nam, 57 % nữ) trên tổng số 2072 trường hợp tim bẩm sinh được phẫu
thuật, chiếm tỷ lệ 11,34%. Tuổi trung bình 120 ± 97,09 ngày, cân nặng trung bình 4,5 ± 0,66 kg. Bệnh tim được phẫu thuật nhiều nhất là thông liên thất 189
ca chiếm tỷ lệ 80,5%. Các loại bệnh khác bao gồm: thất phải 2 đường ra (3,4%), chuyển vị đại động mạch (3,4%), kênh nhĩ thất (2,9%)…Thời gian phẫu thuật trung bình 180 ± 75,74 phút, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 75 ± 42,03 phút, thời gian cặp động mạch chủ trung bình 44 ± 29,08 phút, số lần liệt tim trung bình 2 ± 1,09 lần. Thời gian thở máy trung bình sau phẫu thuật 48 ± 215,78 giờ. Thời gian nằm hồi sức tim trung bình 6 ± 7,85 ngày. Tỷ lệ tử vong chung sau phẫu thuật là 6,8%. Nguyên nhân gây tử vong sau phẫu thuật nhiều nhất là suy tim 73,3%. Thời gian nằm điều trị hồi sức dài nhất là sau phẫu thuật chuyển vị đại động mạch 11,5 ± 2,34 ngày, thấp nhất là sau phẫu thuật thông liên nhĩ 3 ± 2,3 ngày.
Kết luận: Tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em cân nặng dưới 5kg là 5,9%, bệnh tim phức tạp có tỷ lệ tử vong cao hơn. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong là suy tim sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Minh Điển, Trịnh Xuân Long, Nguyễn Thanh Liêm(2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật tim hở năm 2010 và xác định một số yếu tố liên quan”,
www. http://nhp.org.vn/show.aspx?cat=022&nid=1760.
2. Thạch Lễ Tín và cs (2011), “ Khảo sát các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật tim hở tại khoa hồi sức bệnh viện nhi đồng 2 từ tháng 2/2010 đến tháng 1/2011”, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh, số 15, tr16 – 20.
3. Ngọ Văn Thanh, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Văn Mão và cs (2011), “Đánh giá áp lực động mạch phổi giai đoạn chu phẫu trên bệnh nhân tim bẩm sinh tăng áp động mạch phổi nặng”, www.phauthuattim.org.vn.
4 . Ngọ Văn Thanh, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Văn Mão, Hà Mai Hương, Ngô Chí Hiếu, Nguyễn Xuân Tuấn, Vũ Thục Phương (2010),“Tăng áp phổi trong bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em”, Chuyên đề Tim Mạch Học, NXB y học, tr 8-14.
5. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2002), “Hội chứng giảm cung lượng tim cấp sau phẫu thuật tim hở: vai trò của siêu âm qua thành ngực trong chẩn đoán và xử trí”, Tạp chí y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 6, pp: 41- 46.
6. Nguyễn Lân Việt, “ Hội chứng eisenmenger ”,Thực hành bệnh tim mạch, NXB y học, tr 605-21.
7. Amir A, Ghaferi, John D., Birkmeyer and Justin B.D(2009), “ Variation in hospital Mortality associated with inpatient surgery”, N Engl J Med, 361, pp:1368-75.
8. Kansy A , Tobota Z, Maruszewski P, Maruszewski B(2010), “Analysis of 14,843 neonatal congenital heart surgical procedures in the European Association for Cardiothoracic Surgery Congenital Database”, Ann Thorac Surg, 89(4), pp:1255-9.
9. Danielle S. Burstein, Jeffrey P.Jacobs, Jennifer S. Li, Shubin Sheng, Sean M., et al (2011), “Care models and Associated Outcomes in Congenital Heart Surgery”, Pediatrics, pp:1482-1489.
10. Konstantinos Dimopoulos, Ana Peset, Michael A. Gatzoulis (2008), “Evaluating operability in adults with congenital heart disease and the role of pretreatment with targeted pulmonary arterial hypertension therapy”, International journal of cardiology 129; pp 163-71. 11. Matthias Gorenflo, Hong Gu, Zhuoming Xu, “Peri-Operative pulmonary hypertension in paediatric patients: Current strategies in children with congenital heart disease”, Cardiology 2010, 116, pp: 10-17.
12. Ricardo A.M, Victor V.M, Eduardo M.D et al (2010), “Critical Care of children with heart diseases”, Springer, pp: 103-120.
13. Sara K.P, Jennifer S.L, Danielle S.B, Shubin S, Sean M.O, Marshall L.J et al (2012), “Association of center volume with mortality and complication in pediatric heart surgery”, Pediatrics,129, pp: 370-6.