Kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để tứ
chứng Fallot tại Khoa PTT giai đoạn từ tháng 01/2007
tới hết tháng 09/2013.
Phương pháp: Phân tích đánh giá dựa trên số liệu
thu được từ 65 bệnh nhân đã được phẫu thuật triệt để
cũng như từ kết quả tái khám cho 62 bệnh nhân sau mổ.
Kết quả: Tuổi phẫu thuật trung bình là 12 ( 03 -
40 tuổi ). Thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 18
tháng (6- 35 tháng). Phẫu thuật sửa chữa thì đầu cho
63 trường hợp (96,9%); thứ phát sau khi bệnh nhân
được làm cầu nối chủ phổi là 03 trường hợp ( 4,61%).
4 trường hợp ( 6,15%) mổ lại sớm; không có trường
hợp nào mổ lại muộn. 03 trường hợp ( 4,61 % ) tử
vong trong khi nằm viện; không có tử vong muộn. 62
trường hợp ra viện, hầu hết có cuộc sống sinh hoạt
bình thường. 01 bệnh nhân còn dùng lasix và digoxin
sau 3 tháng ra viện. Phương pháp phẫu thuật có mở
thất phải làm tăng nguy cơ hở van ba lá nặng ( p <
0,001 ) và suy thất phải (p < 0,001). Miếng vá qua
vòng van động mạch phổi làm tăng nguy cơ hở van
động mạch phổi nặng (p < 0,001 ), tăng nguy cơ suy
thất phải ( p < 0,001). Đánh giá liên quan của chỉ số
McGoon và kết quả phẫu thuật.
Kết luận: Kết quả phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ
chứng Fallot tại Khoa PTT- BVND 115 là khả quan
với tỷ lệ tử vong tại viện 4,6 %; không có tử vong
muộn với thời gian theo dõi trung bình là 18 tháng.
Hầu hết những bệnh nhân ra viện có cuộc sống bình
thường. Phương pháp phẫu thuật cải tiến đóng TLT
qua van ba lá & hạn chế mở thất P cho kết quả tốt hơn
so với PP kinh điển (đóng TLT qua ngã mở thất P +
vá xuyên vòng van). Chỉ số McGoon < 1 là một yếu tố
tiên lượng nặng trước mổ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Ban Đầu của phẫu thuật sửa chữa toàn bộ Fallot
4 ở trẻ em lớn. Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam
số 28, 12- 1999 ; 46-54.
2. Lê Thành Khánh Vân. Chẩn Đoán và Phẫu
Thuật Sửa Chữa Toàn Bộ Tứ Chứng Fallot.
Luận án chuyên khoa cấp II, ĐHYD tp HCM-
2007
3. Nguyễn Minh Trí Viên. Kết quả điều trị của
phẫu thuật Blalock – Taussig Trong Bệnh lý Tứ
Chứng Fallot. Luận Văn Thạc Sỹ Ngoại Lồng
Ngực, ĐHYD Tp HCM, 2002.
4. Christopher J. Knott- Craig et al. A 26- Years
Experience with Surgical Management of
Tetralogy of Fallot : Risk Analysis for Mortality
or Late Reintervention. Ann Thorac Surg 1998 ;
66 :506-11
5. Dietl CA et al. Life-threatening arrhythmias and
RV dysfunction after surgical repair of tetralogy
of fallot. Comparison between transvetricular
and transatrial approaches. Circulation. 2004
Nov ;90( 5 Pt 2) ; II7-12
6. Jenifer C.Hirsch ; Edward L.Bove. Tetralogy
of Fallot. Pediatric Cardiac Surgery. Mosby 2003
; 383- 397 .
7. Karl TR, Sano S ; Porniviliwan S ; Mee RBB.
Tetralogy of Fallot : Favorable Outcome of
Neonatal Transatrial, Transpulmonary repair.
Ann Thorac Surg 2002 ; 54-90
8. Kirklin JW ; Boyes B ; Kouchoukos NT.
Ventricular Septal Defect and Pulmonary
Stenosis or Atresia. Cardiac Surgery. Churchill
Livingstone 2003 ; 946- 1074
9. Martin A Norgaard et al. Twenty-to-thirtyseven- year follow-up after repair for Tetralogy
of Fallot. European Journal of Cardio- thoracic
Surgery 16 (1999) 125-130