Các yếu tố tiên đoán khả năng di căn hạch rốn phổi và trung thất trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Luân Trần Minh Bảo , Thanh Vũ Trí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ 01/01/2012 đến 31/12/2016 có 109 trường hợp ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi kèm nạo hạch, tuổi trung bình 59,18 ± 10,08 (31 – 80), trong đó 59 nam (54,1%), 50 nữ (45,9%). Kích thước khối u phổi trung bình 3,23 ± 0,91 (1,2 – 5cm). Tổng cộng có 419 vị trí hạch được khảo sát, phẫu thuật cho thấy 309 vị trí có hạch, 110 vị trí không có hạch. Vị trí các nhóm hạch và khả năng di căn (p = 0,112), số lượng hạch lấy ra tại từng vị trí hạch và khả năng di căn (p <0,001), kích thước hạch và khả năng di căn (p <0,001). Vị trí khối u phổi và di căn các nhóm hạch (p > 0,05), kích thước khối u phổi và khả năng di căn các chặng hạch (p < 0,05), khả năng di căn các chặng hạch và loại mô bệnh học (p > 0,05), độ biệt hóa (p < 0,05). Các yếu tố liên quan đến khả năng di căn hạch gồm: số lượng hạch được tìm thấy tại một vị trí của hạch, kích thước khối u, mô bệnh học và độ biệt hóa của khối u phổi. Tuy nhiên, chỉ có vị trí của khối u phổi là không liên quan đến khả năng di căn các chặng hạch trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Quý Châu (2011). Ung thư phổi tiên phát. Bệnh hô hấp. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, pp. 223-268.
2. Cung Văn Công (2015), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực trong chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát ở người lớn, Luận án tiến sỹ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược học lâm sàng 108, Hà Nội.
3. Nguyễn Khắc Kiểm (2016), Nghiên cứu nạo vét hạch theo bản đồ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I – II – IIIA, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà nội, Hà Nội.
4. Bùi Chí Viết (2011), Phẫu trị Ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Asamura H., Suzuki K., Kondo H., Tsuchiya R. (2010). Where is the boundary between N1 and N2 stations in lung cancer?. Annals of Thoracic Surgery, 70, pp. 1829-45.
6. Cerfolio, R. J. and Bryant, A. S. (2006), "Distribution and likelihood of lymph node metastasis based on the lobar location of nonsmall-cell lung cancer", Ann Thorac Surg. 81(6), pp. 1969-73.
7. Fei Zhao et al (2017). A prediction model for lymph node metastases using pathologic features in patients intraoperatively diagnosed as stage I non-small cell lung cancer. BMC Cancer 17:267. DOI 10.1186/s12885-017-3273-x.
8. Ferlay J, et al. (2010). Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008. Int J Cancer. 127(12), pp. 2893-917.
9. Fujimura S., Saito Y., Sagawa M., et al (2007). The assessment for the surgical treatment of lung cancer evaluated from 2058 operated cases. Lung Cancer Surgery, pp. 152-425.
10. Harvey I. Pass, David P.C, David H.J, John D.M (2010). Lung Cancer principles and practicce, 4rd edition, Lippincott William and Wilkins a Wolters Kluwer Company.
11. Kaiser L.R., Shrager J.B. (2004). Text book of surgery, The biological basis of mordern surgical practic. Thoracoscopy Surg, 15th edition, pp. 1806-1814.
12. Kotoulas, C. S., et al. (2004), "Involvement of lymphatic metastatic spread in non-small cell lung cancer accordingly to the primary cancer location", Lung Cancer. 44(2), pp. 183-91.
13. Lee S , Lee HY , Lee KS , et al (2015). “Change of the junctions between stations 10 and 4 in the new International Association for the Study of Lung Cancer lymph node map: a validation study from a single tertiary referral hospital experience”. Chest. 147(5): 1299 - 1306.
14. Lin P. Y., Chang Y. C., Chen H. Y., et
al (2010). Tumor size matters differently in pulmonary adenocarcinoma and squamous cell carcinoma. Lung Cancer, 67, pp. 296-300.
15. Luketich J.D., Ginsberg R.J. (1996). Limited resection versus lobectomy for stage I non small cell lung cancer. Lung cancer: principles and practive, Lippincott - Paven Publishers, Philadelphia, pp. 561-6.
16. Nwogu C. E. et al. (2012). Number of Lymph Nodes and Metastatic Lymph Node Ratio Are Associated With Survival in Lung Cancer. Ann Thorac Surg 2012;93:1614 –20.
17. Shimosato Y. (2010). Pulmonary Neoplasms. Diagnostic surgical pathology, Lippincott William & Wilkins, Philadelphia, pp. 1069-15.
18. Takayuki F., et al (2006). “Significance of the Number of Positive Lymph Nodes in Resected Non-small Cell Lung Cancer”. J Thorac Oncol;1: 120–125.
19. Valerie W. R. (2015). Lymph nodes in lung cancer. journal.publications.chestnet.org. DOI: 10.1378/chest.14-2767.