ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOÁ GIẢI GIÃN CƠ BẰNG SUGAMMADEX SAU PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến cứu trên 30 bệnh nhân phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ dưới gây mê toàn thể bằng thuốc mê propofol, thuốc giãn cơ rocuronium và thuốc giảm đau fentanyl. Kiểm soát thông khí một phổi trong mổ qua ống nội khí quản 2 nòng. Theo dõi độ giãn cơ trên máy TOP Scan. Kết thúc cuộc mổ sử dụng thuốc hoá giải giãn cơ sugamadex liều 2mg/kg khi xuất hiện trở lại đáp ứng thứ 2 (T2) của TOF sau liều cuối cùng của rocuronium, theo dõi huyết động, hô hấp, sự hồi tỉnh, thời gian phục hồi giãn cơ, thời gian rút ống nội khí quản. Thời gian phẫu thuật trung bình là 115,37 ± 66,88 phút, lượng thuốc mê propofol tiêu thụ trung bình 1291,67 ± 633,85 mg. 100% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn rút ống nội khí quản ngay sau phẫu thuật. Thời gian trung bình phục hồi giãn cơ từ T2 đến tỉ lệ TOF lớn hơn 0,7; 0,8 và 0,9 lần lượt là 2,04 ± 0,58 phút; 2,46 ± 0,66 phút và 2,86 ± 0,67 phút; thời gian rút ống nội khí quản sau tiêm sugammadex trung bình là 4,37 ± 1,02 phút; 100% bệnh nhân có giá trị TOF >0,9 sau mổ giờ thứ 1, giờ thứ 2. Có 1 bệnh nhân xuất hiện mạch chậm sau tiêm sugammadex, không phát hiện tác dụng phụ khác trên hệ hô hấp và tuần hoàn sau khi tiêm sugamadex. Sugammadex liều 2mg/kg phục hồi giãn cơ nhanh sau phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ. Không tồn dư giãn cơ sau mổ, tính an toàn cao, ít ảnh hưởng trên hô hấp và tuần hoàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rocuronium, phẫu thuật lồng ngực có nội soi hỗ trợ, sugammadex, hoá giải giãn cơ.
Tài liệu tham khảo
2. Abad-Gurumeta, Ripolles-Melchor, Casans- Frances, et al. (2015), "A systematic review of sugammadex vs neostigmine for reversal of neuromuscular blockade", Anaesthesia, 70, 1441–1452.
3. C. H. Martini, M. Boon, R. F. Bevers, et al. (2014), "Evaluation of surgical conditions during laparoscopic surgery in patients with moderate vs deep neuromuscular block", British Journal of Anaesthesia 112(3), 498–505.
4. Hyun Chul Cho, Jong Hwan Lee, Seung Cheol Lee, et al. (2017), "Use of sugammadex in lung cancer patients undergoing video-assisted thoracoscopic lobectomy", Korean Journal of Anesthesiology, 70(4 ), 420-425.
5. Murphy G. S., Brull S. J. (2010), "Residual neuromuscular block: lessons unlearned. Part I: definitions, incidence, and adverse physiologic effects of residual neuromuscular block", Anesth Analg, 111(1), 120-8.
6. Sacan O., White P. F., Tufanogullari B., et al. (2007), "Sugammadex reversal of rocuronium-induced neuromuscular blockade: a comparison with neostigmine- glycopyrrolate and edrophonium-atropine", Anesth Analg, 104(3), 569-74.
7. Sungur Ulke Z., Yavru A., Camci E., et al. (2013), "Rocuronium and sugammadex in patients with myasthenia gravis undergoing thymectomy", Acta Anaesthesiol Scand, 57(6), 745-8.
8. Wu X., Oerding H., Liu J., et al. (2014), "Rocuronium blockade reversal with sugammadex vs. neostigmine: randomized study in Chinese and Caucasian subjects", BMC Anesthesiol, 14, 53.