ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DÀI HẠN SAU SỬA CHỮA DỊ TẬT LÕM NGỰC Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca, theo dõi dọc thực hiện tại BV ĐHYD TPHCM, từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017. 189 bệnh nhân được điều trị sửa chữa lõm ngực bẩm sinh bằng phẫu thuật đặt thanh và rút thanh, tuổi nhỏ hơn 15 vào thời điểm phẫu thuật đặt thanh, được chọn vào nghiên cứu. Đánh giá kết cuộc an toàn thông qua tỷ lệ biến chứng sớm, biến chứng muộn sau đặt thanh và biến chứng sau rút thanh. Đánh giá kết cuộc hiệu quả thông qua các tiêu chí về lâm sàng, X-quang ngực và sự hài lòng của bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân nam là 67,2%, tuổi trung bình 8,4 ± 4,1 tuổi. 74,6% bệnh nhân có phân loại lõm ngực 1A (lõm đồng tâm khu trú) và 61,4% có mức độ lõm ngực nặng và rất nặng. Thời gian phẫu thuật đặt thanh và rút thanh trung bình lần lượt là 51,9 ± 23,4 và 39,3 ± 15,0 phút. Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật đặt thanh và rút thanh lần lượt là 5,7 ± 1,2 và 1,0 ± 0,8 ngày. Thời gian lưu thanh trung bình là 27,4 ± 7,4 tháng. Tỷ lệ biến chứng sớm sau đặt thanh là 51,9% nhưng hầu hết là biến chứng nhẹ, tự hồi phục. Tỷ lệ biến chứng muộn sau đặt thanh là 10,1%, trong đó có 6,9% cần phẫu thuật lại. Biến chứng sau rút thanh là 2,1%, tất cả đều nhẹ, tự hồi phục. Không ghi nhận trường hợp nào tử vong do phương pháp điều trị. Kết quả chung được đánh giá là “tốt” và “rất tốt” chiếm tỷ lệ 93,6%. Tỷ lệ bệnh nhân và thân nhân hài lòng là 98,4%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lõm ngực; phẫu thuật Nuss; hiệu quả; an toàn; dị tật bẩm sinh
Tài liệu tham khảo
2. Kelly RE, Jr. (2008) "Pectus excavatum: historical background, clinical picture, preoperative evaluation and criteria for operation". Semin Pediatr Surg, 17, (3), pp.181-193.
3. Lâm Văn Nút (2014) Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Nuss trong điều trị lõm ngực bẩm sinh. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Nuss D, Kelly RE, Jr. (2008) "Minimally invasive surgical correction of chest wall deformities in children (Nuss procedure)". Adv Pediatr, 55, pp.395-410.
5. Nuss D, Kelly RE, Jr., Croitoru DP, Katz ME (1998) "A 10-year review of a minimally invasive technique for the correction of pectus excavatum". J Pediatr Surg, 33, (4), pp.545-552.
6. Park HJ, Jeong JY, Jo WM, Shin JS, Lee IS, Kim KT, Choi YH (2010) "Minimally invasive repair of pectus excavatum: a novel morphology-tailored, patient-specific approach". J Thorac Cardiovasc Surg, 139, (2), pp.379-386.
7. Pawlak K, Gasiorowski L, Gabryel P, Galecki B, Zielinski P, Dyszkiewicz W (2016) "Early and Late Results of the Nuss Procedure in Surgical Treatment of Pectus Excavatum in Different Age Groups". Ann Thorac Surg, 102, (5), pp.1711-1716.
8. Pilegaard HK, Licht PB (2008) "Early results following the Nuss operation for pectus excavatum--a single-institution experience of 383 patients". Interact Cardiovasc Thorac Surg, 7, (1), pp.54-57.
9. Trần Thanh Vỹ (2008) "Điều trị dị dạng thành ngực tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh". Y học TP. Hồ Chí Minh, 12, (4), tr.266-271.
10. Zhang DK, Tang JM, Ben XS, Xie L, Zhou HY, Ye X, Zhou ZH, Shi RQ, Xiao P, Chen G (2015) "Surgical correction of 639 pectus excavatum cases via the Nuss procedure". J Thorac Dis, 7, (9), pp.1595-1605.