Kết quả phẫu thuật bệnh tĩnh mạch phổi trở về bất thường toàn bộ tại Bệnh viện tim Hà nội

Dinh Xuan Huy, Nguyen Sinh Hien, Dao Quang Vinh, Doan Quoc Hung

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật bệnh Tĩnh mạch phổi trở về bất thường toàn bộ (TMPTVBTTB) ở nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả các bệnh nhân mổ TMPTVBTTB dưới 15 tuổi tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1/2014 tới tháng 12/2019. Kết quả: 58 bệnh nhân, tuổi trung bình 25,22 tháng (nhỏ nhất 6 ngày, lớn nhất 180 tháng); cân nặng trung bình 8,71 ± 7,66 kg (2,6 kg-40 kg); thể bệnh bao gồm: thể trên tim 45 BN (77,6%), thể tại tim 12 BN (20,7%), thể hỗn hợp 1 BN (1,7%), không có thể dưới tim. Có tắc nghẽn 6 BN (10,3%). Phẫu thuật cấp cứu 8 BN (13,8%). Phương pháp mổ: Nối hợp lưu tĩnh mạch phổi với nhĩ trái, vá thông liên nhĩ (thể trên tim); Mở nóc xoang vành, vá thông liên nhĩ (thể tại tim); Nối hợp lưu 3 tĩnh mạch phổi - nhĩ trái, chuyển tĩnh mạch phổi bất thường còn lại về nhĩ trái, vá thông liên nhĩ (thể hỗn hợp). Tử vong sớm sau mổ là 3,4% (2 BN). Biến chứng sau mổ chủ yếu liên quan đến tăng áp động mạch phổi 16 BN (27,5%). Tỷ lệ hẹp miệng nối sớm phải mổ lại 5,2% (3 BN). Kết luận: Kết quả sớm phẫu thuật bệnh TMPTVBTTB tại Bệnh viện Tim Hà Nội ở nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi trong giai đoạn năm 2014-2019 là khả quan. Cần số lượng bệnh nhân nhiều hơn, thời gian theo dõi lâu dài hơn để có thể đưa ra được các đánh giá thuyết phục hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Reller MD, Strickland MJ, RiehleColarusso T, et al (2008). Prevalence of congenital heart defects in metropolitan Atlanta, 1998-2005. J Pediatr. 153: 807.
2. Ward KE, Mullins CE (1998). Anomalous pulmonary venous connections, pulmonary vein stenosis, and atresia of the common pulmonary vein. The Science and Practice of Pediatric Cardiology, Garson A Jr, Bricker JT, Fisher DJ, Neish SR (Eds), Williams and Wilkins, Baltimore 1998. 1431.
3. Phan Kim Phương, Nguyễn Minh Trí Viên, Nguyễn Thị Quí và cộng sự (1996). Hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn. Hội nghị tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ 6. 2-8
4. Nguyễn Lý Thịnh Trường, Nguyễn Tuấn Mai, Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự (2018). Surgical results for obstructed total anomalous pulmonary venous return in a single institution. The Journal of Cardiovascular Surgery. Volume 99 Suppl 2. No 3 June 2018.
5. Van der Velde ME, Parness IA, Colan SD, et al (1991). Two-dimensional echocardiography in the pre- and postoperative management of totally anomalous pulmonary venous connection. J Am Coll Cardiol. 18: 1746.
6. Kim TH, Kim YM, Suh CH, et al (2000). Helical CT angiography and threedimensional reconstruction of total anomalous pulmonary venous connections in neonates and infants. AJR Am J Roentgenol. 175: 1381.
7. Hancock Friesen CL, Zurakowski D, Thiagarajan RR, et al (2005). Total anomalous pulmonary venous connection: an analysis of current management strategies in a single institution. Ann Thorac Surg. 79: 596.
8. David G, Ross M, Philip J, et al (2006). “Total Anomalous Pulmonary Venous Return”. Critical heart diseases in infants and children. Mosby Elsevier, 699 - 715.
9. Meadows J, Marshall AC, et al (2006). A hybrid approach to stabilization and repair of obstructed total anomalous pulmonary venous connection in a critically ill newborn infant. J Thorac Cardiovasc Surg. 131: 11.
10. Seale AN, Uemura H, Webber SA, et al (2010). Total anomalous pulmonary venous connection: morphology and outcome from an international population-based study. Circulation. 122: 2718.
11. Guocheng Shi, Zhongqun Zhu, Jimei Chen, et al (2017). Total anomalous Pulmonary Venous connection the current Management strategies in a Pediatric cohort of 768 Patients. Circulation.135: 48-58.