Báo cáo ca lâm sàng: điều trị túi giả phình động mạch vị tá tràng dọa vỡ bằng phương pháp can thiệp nội mạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các túi phình động mạch vị tá tràng rất hiếm gặp, với các biểu hiện lâm sàng đa dạng, các trường hợp biến chứng vỡ có tiên lượng kém và tỉ lệ tử vong cao lên tới 40%. Mặc dù phẫu thuật mổ mở vẫn là một lựa chọn quan trọng, nhưng trong những năm gần đây can thiệp nội mạch cho thấy nhiều ưu thế và sự an toàn trong điều trị. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ, 71 tuổi, nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa do túi giả phình động mạch vị tá tràng dọa vỡ với tiền sử viêm tụy cấp, đã phẫu thuật cắt u vùng thân tụy hiện tại tái phát và di căn, được điều trị can thiệp nội mạch bít túi giả phình bằng stent phủ. Thủ thuật được được thực hiện thành công và bệnh nhân không còn các triệu chứng. Sau 2 tháng túi giả phình giảm kích thước và hoàn toàn không còn dòng máu. Điều trị can thiệp nội mạch đối với các túi phình động mạch vị tá tràng có thể được cân nhắc là một phương pháp thay thế đầy hứa hẹn thay cho mổ mở kể cả trong trường hợp cấp cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động mạch vị tá tràng, stent phủ, túi phình mạch.
Tài liệu tham khảo
2. Chong WW, Tan SG, Htoo MM. Endovascular treatment of gastroduodenal artery aneurysm. Asian Cardiovasc Thorac Ann. 2008;16(1):68–72.
3. Moore E, Matthews MR, Minion DJ, Quick R, Schwarcz TH, Loh FK, et al. Surgical management of peripancreatic arterial aneurysms. J Vasc Surg. 2004;40(2):247–53.
4. Rossi M, Rebonato A, Greco L, Citone M, David V. Endovas- cular exclusion of visceral artery aneurysms with stent-grafts: technique and long-term follow-up. Cardiovasc Intervent Radiol. 2008;31(1):36–42.
5. Tulsyan N, Kashyap VS, Greenberg RK, Sarac TP, Clair DG, Pierce G, et al. The endovascular management of visceral artery aneurysms and pseudoaneurysms. J Vasc Surg. 2007;45(2): 276–83. (discussion 83).
6. Battula N, Malireddy K, Madanur M, Srinivasan P, Karani J, Rela M. True giant aneurysm of gastroduodenal artery. Int J Surg. 2008;6(6):459–61.
7. Gouny P, Fukui S, Aymard A, Decaix B, Mory H, Merland JJ, et al. Aneurysm of the gastroduodenal artery associated with stenosis of the superior mesenteric artery. Ann Vasc Surg. 1994; 8(3):281–4.
8. Iyori K, Horigome M, Yumoto S, Yamadera Y, Saigusa Y, Iida F, et al. Aneurysm of the gastroduodenal artery associated with absence of the celiac axis: report of a case. Surg Today. 2004; 34(4):360–2.
9. Sun MS, Wang HP, Lin JT. Gastroduodenal artery aneurysm mimicking a bleeding submucosal tumor. Gastrointest Endosc. 2001;54(5):621.
10. Coll DP, Ierardi R, Kerstein MD, Yost S, Wilson A, Matsumoto T. Aneurysms of the pancreaticoduodenal arteries: a change in management. Ann Vasc Surg. 1998;12(3):286–91.
11. Sofocleous CT, Hinrichs CR, Hubbi B, Doddakashi S, Bahram- ipour P, Schubert J. Embolization of isolated lumbar artery injuries in trauma patients. Cardiovasc Intervent Radiol. 2005; 28(6):730–5.
12. Tsai HY, Yang TL, Wann SR, Yen MY, Chang HT. Successful angiographic stent-graft treatment for spontaneously dissecting broad-base pseudoaneurysm of the superior mesenteric artery. J Chin Med Assoc. 2005;68(8):397–400.