Phẫu thuật thành công sửa chữa hoàn toàn thân chung động mạch type ở bệnh nhân 16 tuổi không có yếu tố bảo vệ phổi

Thanh Bui Minh, Thuan Phan Quan, Dung Nguyen Anh, Khanh Nguyen

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 


Thân chung động mạch (TA) là một bất thường bẩm sinh hiếm gặp với sự cấu thành bình thường của tầng nhĩ và tương hợp nhĩ thất phù hợp nhưng chỉ có một thân chung động mạch cấp máu cho động mạch vành, động mạch phổi và động mạch hệ thống [11]. Bất thường bẩm sinh này chiếm 1,2% tất cả các dị tật tim bẩm sinh [13]. TA được phân loại theo hai hệ thống, chủ yếu theo phân loại của tác giả Collett ‐ Edwards và Van Praagh, dựa trên nguyên ủy xuất phát của động mạch phổi (ĐMP) [13]. Ở đây, chúng tôi xin trình bày cách phân loại của tác giả Collett ‐ Edwards. Theo Collett ‐ Edwards thì type I có một thân chung ĐMP xuất phát nguyên ủy từ động mạch chủ (ĐMC) và chia thành hai nhánh động mạch phổi phải và trái; trong khi đó type II không tồn tại rõ ràng thân chung ĐMP, ĐMP phải và trái xuất phát cùng nguyên ủy từ TA; type III không có thân chung ĐMP, ĐMP phài và trái xuất phát từ hai nguyên ủy riêng biệt trên TA; đối với type IV không tồn tại cả thân chung ĐMP và các nhánh ĐMP phổi được cấp máu từ các nhánh tuần hoàn bang hệ chủ phổi, loại này cũng được gọi là thiểu sản phổi kèm thông liên thất [13]. Trước kỷ nguyên phẫu thuật tim gần 80% trẻ bị bệnh tim bẩm sinh này tử vong trong năm đầu tiên của cuộc sống [3,11]. Nếu trẻ được sữa chữa sớm lúc tuổi nhũ nhi thì, kết cục được báo cáo vào năm 1997, tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%, sau 10 năm là 95%, sau 15 năm là 85% [13]. Những số liệu trên cho thấy việc trẻ không được điều trị mà sống tới lúc thiếu niên là rất hiếm gặp và số bệnh nhân sống sót này sẽ phát triển bệnh mạch máu phổi không hồi phục [11]. Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân thân chung động mạch type I tới tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành không được thống kê đày đủ, chỉ có báo cáo rất ít qua các trường hợp đơn độc [11]. Các trường hợp không đủ điều kiện để sữa chữa triệt để lần đầu, có thể được trì hoãn bằng banding động mạch phổi, thường thực hiện ở các bệnh nhân có biến chứng bệnh mạch máu phổi và thường gặp ở bệnh thân chung động mạch sống sót trên 1 tuổi [11]. Vì thế việc phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn cho bệnh nhân thân chung động mạch type I còn sống sót đến tuổi thiếu niên mà chưa trãi qua bất kỳ can thiệp nào trước đó là cực kỳ hiếm, chưa tìm thấy báo cáo trong y văn. Do vậy, chúng tôi báo cáo một trường hợp phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn bệnh thân chung động mạch vào năm 16 tuổi, không trải qua bất kì can thiệp nào trước đó. 1

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lopes L. M. et al. (2011), "Atypical truncus arteriosus operated at 28 years of age: importance of differential diagnosis", Arq Bras Cardiol. 97 (2), pp. e29-32.
[2] Bove E. L. et al. (1989), "Repair of truncus arteriosus in the neonate and young infant", Ann Thorac Surg. 47 (4), pp. 499-505; discussion 506.
[3] Brown J. W. et al. (2001), "Truncus arteriosus repair: outcomes, risk factors, reoperation and management", Eur J Cardiothorac Surg. 20 (2), pp. 221-227.
[4] Chiaw T. H. et al. (2007), "An adult with truncus arteriosus and unilateral pulmonary hypertension", Congenit Heart Dis. 2 (6), pp. 433-437.
[5] de Siena P. et al. (2011), "Common arterial trunk: review of surgical strategies and future research", Expert Rev Cardiovasc Ther. 9 (12), pp. 1527-1538.
[6] Guenther F. et al. (2009), "Cardiovascular flashlight. Persistent truncus arteriosus: a rare finding in adults", Eur Heart J. 30 (9), pp. 1154.
[7] Kharwar R. B. et al. (2014), "Persistent truncus arteriosus: a rare survival beyond the first decade", J Am Coll Cardiol. 63 (17), pp. 1807.
[8] Marcelletti C. et al. (1977), "Early and late results of surgical repair of truncus arteriosus", Circulation. 55 (4), pp. 636-641.
[9] Nicholas T. Kouchoukos M., Eugene H. Blackstone, MD, Frank L. Hanley, MD and James K. Kirklin, MD (2013), "Chapter 43: Truncus Arteriosus", Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, 4th Edition, Elsevier, pp. 1602- 1625.
[10] Novick W. M. et al. (2005), "Flap valve double patch closure of ventricular septal defects in children with increased pulmonary vascular resistance", Ann Thorac Surg. 79 (1), pp. 21-28; discussion 21-28.
[11] Ruan W. et al. (2016), "Surgical correction of persistent truncus arteriosus on a 33- year-old male with unilateral pulmonary hypertension from migration of pulmonary artery band", J Cardiothorac Surg. 11, pp. 39.
[12] Talwar S. et al. (2012), "Unidirectional valved patch closure of ventricular septal defects with severe pulmonary arterial hypertension", Interact Cardiovasc Thorac Surg. 14 (6), pp. 699-702.
[13] Indarini, Putu. (2016). TRUNCUS ARTERIOSUS TYPE I: A CASE REPORT. Indonesia Journal of Biomedical Science. 10. 5. 10.15562/ijbs.v10i1.23.