Kết quả can thiệp cấp cứu đặt Stent graft điều trị bệnh lý động mạch chủ tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy

Trần Quyết Tiến, Phan Duy Kiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh lý cấp cứu liên quan đến động mạch chủ là bệnh lý tim mạch nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Can thiệp nội mạch hiện được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả, ít xâm lấn tại nhiều trung tâm mạch máu trên thế giới.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp cấp cứu đặt stent graft trong điều trị bệnh lý động mạch chủ tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca với 35 bệnh nhân có bệnh lý động mạch chủ được can thiệp cấp cứu đặt stent graft từ tháng 5/2012 đến tháng 01/2018 tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.


Kết quả: Nghiên cứu có 35 bệnh nhân can thiệp đặt stent graft cấp cứu, trong đó 14 trường hợp phình động mạch chủ ngực xuống vỡ, 13 trường hợp bóc tách động mạch chủ ngực có biến chứng, 5 trường hợp phình động mạch bụng vỡ, 3 trường hợp vỡ eo động mạch chủ do chấn thương. Nam giới chiếm 80 %, tuổi trung bình là 63,8 ± 19,2. Thời gian theo dõi trung bình là 12,1 tháng. Tỷ lệ chuyển vị các nhánh động mạch nuôi tạng và động mạch trên quai động mạch chủ để có vùng hạ đặt ống ghép thích hợp là 5,7%, tỷ lệ phủ động mạch dưới đòn trái là 31,4 %, tỷ lệ gây tê tại chỗ 57,1%. Tỷ lệ bung ống ghép thành công là 97,1%, có 1 trường hợp chuyển qua mổ mở. Tỷ lệ tử vong chu phẫu và trung hạn lần lượt là 14,2 % và 20,0 % trong đó không có trường hợp nào tử vong liên quan đến túi phình. Về biến chứng liên quan đến kỹ thuật sau 30 ngày, chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp rò ống ghép loại II nhưng không trường hợp nào cần can thiệp lại, có 1 trường hợp rò ống ghép thực quản tử vong do nhiễm trùng huyết.


Kết luận: Can thiệp cấp cứu đặt stent graft điều trị bệnh lý động mạch chủ là phương pháp mới an toàn, hiệu quả, thực hiện nhanh, ít xâm lấm, có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Bos, W. T. (2007). Emergency endovascular stent grafting for thoracic aortic pathology. The international society for vascular surgery , 15, 12-17.
2.Hogendoorn. (2014). Surgical and anesthetic considerations for the endovascular treatment of ruptured descending thoracic aortic aneurysm. Curr Opin Anaesthesiol , 27, 12-20.
3.Michael, D. (1994). Transluminal placement of endovascular stent-grafts for the treament of descending thoracic aneurysm. N Englan J Med , 331, 1725-1734.
4.Mitchell, M. (2011). Emergency procedures on the descending thoracic aorta in the endovascular era. J Vasc Surg , 54, 1298-302.
5.Patterson. (2014). management of the left subclavian artery and neurologic complications after thoracic endovascular aortic repair. J Vasc Surg , 60, 1491-1497.
6.Reimerink, J. (2013). Endovascular repair versus open repair of ruptured abdominal aortic aneurysms. Annals of surgery , 258, 248-256.
7.Schermerhorn. (2008). Population - based outcomes of open descending thoracic aortic aneurysm repair. J vasc surg , 48, 821-827.
8.Weidemann, D. (2014). Emergency endovascula stent grafting in acute complicated type B dissection. J vasc Surg , 60, 1204-08.
9.Xi E, Z. J. (2014). secondary aortoesophageal fistula after thoracic aortic aneurysm endovascular repair. 7, 3244-3252.
10.Zamor. (2015). Outcomes of thoracic endovascular aortic repair and subclavian revascularization techniques. J Am Coll Surg , 5, 1-5.