Kết quả can thiệp nội mạch cấp cứu điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống

Trần Quyết Tiến, Phan Duy Kiên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: V phình động mạch chủ ngực đoạn xuống là bệnh cảnh cấp cứu nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không điều trị kịp thời. Can thiệp nội mạch hiện được xem là phương pháp điều trị có hiệu quả, ít xâm lấn tại nhiều trung tâm mạch máu trên thế giới.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp cấp cứu đặt stent graft trong điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca với 31 bệnh nhân có bệnh lý động mạch chủ được can thiệp cấp cứu đặt stent graft từ tháng 05/2012 đến tháng 12/2019 tại khoa Phẫu thuật Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy.


Kết quả: Nghiên cứu có 31 bệnh nhân, nam giới chiếm 80,7 %, tuổi trung bình là 64 ± 15,1. Thời gian theo dõi trung bình là 18,6 tháng. Tỷ lệ chuyển vị các nhánh động mạch nuôi tạng và động mạch trên quai động mạch chủ để có vùng hạ đặt ống ghép thích hợp là 12,9 %, tỷ lệ phủ động mạch dưới đòn trái là 29 %, tỷ lệ gây tê tại chỗ 38,8 %. Tỷ lệ bung ống ghép thành công là 100%. Tỷ lệ tử vong chu phẫu và trung hạn lần lượt là 6,4 % và 31%. Về biến chứng liên quan đến kỹ thuật sau 30 ngày, chúng tôi ghi nhận có 6 trường hợp rò ống ghép loại II nhưng không trường hợp nào cần can thiệp lại, có 1 trường hợp rò ống ghép thực quản tử vong do nhiễm trùng huyết, 1 trường hợp vỡ túi phình do tăng kích thước túi phình trong thời gian theo dõi


Kết luận: Can thiệp cấp cứu đặt stent graft điều trị vỡ phình động mạch chủ ngực đoạn xuống là phương pháp mới an toàn, hiệu quả, thực hiện nhanh, ít xâm lấm, có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp.


Từ khóa: stent graft, vỡ phình động mạch chủ ngực động xuống, can thiệp cấp cứu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Moore, W., Endovascular Suegery 2011: Elsevier Saunders.
2. Swerdlow, N.J., W.W. Wu, and M.L. Schermerhorn, Open and Endovascular Management of Aortic Aneurysms. Circ Res, 2019. 124(4): p. 647-661.
3. Michael, D., Transluminal placement of endovascular stent graft for the treatment of descending thoracic aortic aneurysm. New England Journal Medicine, 1994. 331: p. 1729-1734.
4. Semba, C.P., et al., Acute Rupture of the Descending Thoracic Aorta: Repair with Use of Endovascular Stent-Grafts. Journal of Vascular and Interventional Radiology, 1997. 8(3): p. 337-342.
5. Gopaldas, R.R., et al., Endovascular versus open repair of ruptured descending thoracic aortic aneurysms: a nationwide risk-adjusted study of 923 patients. J Thorac Cardiovasc Surg, 2011. 142(5): p. 1010-8.
6. Hiếu, N.L. and T.V. Hoàng, Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả bước đầu của can thiệp đặt stent graft ở bệnh nhân có bệnh lý động mạhc chủ tại viện tim mạch quốc gia Tạp chí Y học thực hành 2013. 866(4): p. 171-173.
7. Phạm Minh Ánh, P.D.K., Đánh giá kết quả đặt ống ghép nội mạch điều trị bệnh lý động mạch chủ Tạp chí Y học TPHCM, 2017. 21: p. 190.
8. Rajiah, P., CT and MRI in the Evaluation of Thoracic Aortic Diseases. Int J Vasc Med, 2013. 2013: p. 797189.
9. Hogendoorn, W., et al., Surgical and anesthetic considerations for the endovascular treatment of ruptured descending thoracic aortic aneurysms. Curr Opin Anaesthesiol, 2014. 27(1): p. 12-20.
10. Matsumura, J.S., A.Z. Rizvi, and S. Society for Vascular, Left subclavian artery revascularization: Society for Vascular Surgery Practice Guidelines. J Vasc Surg, 2010. 52(4 Suppl): p. 65S-70S.
11. Jonker, F.H., et al., Outcomes of endovascular repair of ruptured descending thoracic aortic aneurysms. Circulation, 2010. 121(25): p. 2718-23.
12. Hammo, S., et al., Outcome After Endovascular Repair of Ruptured Descending Thoracic Aortic Aneurysm: A National Multicentre Study. Eur J Vasc Endovasc Surg, 2019. 57(6): p. 788-794.
13. Lee, H.C., et al., Endovascular Repair versus Open Repair for Isolated Descending Thoracic Aortic Aneurysm. Yonsei Med J, 2015. 56(4): p. 904-12.
14. Ameli-Renani, S., V. Pavlidis, and R.A. Morgan, Secondary Endoleak Management Following TEVAR and EVAR. Cardiovasc Intervent Radiol, 2020.
15. Tao, M., et al., Secondary aorto-esophageal fistula after thoracic aortic aneurysm endovascular repair treated by covered esophageal stenting. World J Clin Cases, 2016. 4(8): p. 233-7.
16. Harky, A., et al., Ruptured isolated descending thoracic aortic aneurysm: open or endovascular repair? Vessel Plus, 2018. 2(5).