Kỹ thuật chuyển vị động mạch đốt sống vào động mạch cảnh gốc trong phẫu thuật Hybrid - chỉ định và kỹ thuật

Dương Ngọc Thắng, Nguyễn Hữu Ước, Nguyễn Tùng Sơn, Nguyễn Kim Dần, Phạm Tiến Quân, Lê Nhật Tiên, Lê Đại Thạch, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Xuân Đạt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bắc cầu hoặc chuyển vị các động mạch xuất phát từ quai động mạch chủ (cảnh, dưới đòn) là kỹ thuật thường qui trong phẫu thuật Hybrid cho các tổn thương phức tạp của động mạch chủ ngực. Động mạch đốt sống là nhánh bên đầu tiên của động mạch dưới đòn trái, tuy nhỏ nhưng được khuyến cáo bảo tồn trong các phẫu thuật Hybrid. Trường hợp có bất thường giải phẫu – như động mạch đốt sống trái xuất phát thẳng từ quai động mạch chủ …, thì nên điều trị theo cách nào. Mục tiêu của báo cáo là đề xuất chỉ định và kỹ thuật tái lập tuần hoàn động mạch đốt sống khi có bất thường giải phẫu (hoặc hẹp do xơ vữa) trong phẫu thuật Hybrid điều trị bệnh lý động mạch chủ ngực. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ba trường hợp lâm sàng bệnh lý – chấn thương vùng quai động mạch chủ có bất thường vị trí xuất phát động mạch đốt sống trái được điều trị bằng can thiệp nội mạch và tái lưu thông động mạch đốt sống vào động mạch cảnh chúng trái. Kết quả: Không quan sát thấy biến chứng liên quan đến phẫu thuật và tái lập tuần hoàn động mạch đốt sống rất tốt trên phim chụp kiểm tra sau mổ. Kết luận: Mặc dù chỉ định còn gây tranh cãi, tái thông động mạch đốt sống trái bất thường vào động mạch cảnh trái là kỹ thuật an toàn, đem lại lợi ích cho bệnh nhân, có thể thực hiện thường quy tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Koskas et al. (1995). Direct transposition of the distal cervical vertebral artery into the internal carotid artery. Annals of Vascular Surgery, 9(6), 515-524.
2. Lemke AJ, Benndorf G, Liebig T et al. (1999). Anomalous origin of the right vertebral artery: review of the literature and case report of right vertebral artery origin distal to the left subclavian artery. AJNR Am J Neuroradiol, 20,1318-1321.
3. Kau T, Sinzig M, Gasser J et al. (2007). Aortic development and anomalies. Semin Intervent Radiol, 24,141-152.
4. Layton K, Kallmes DF, Cloft HJ et al. (2006). Bovine aortic arch variant in humans: clarification of a common misnomer. AJNR Am J Neuroradiol, 27,1541-1542.
5. Tapia G.P., Zhu X., Xu J. et al. (2015). Incidence of branching patterns variations of the arch in aortic dissection in Chinese patients. Medicine (Baltimore), 94,795.
6. Feezor RJ, Martin TD, Hess PJ et al. (2007). Risk factors for perioperative stroke during thoracic endovascular aortic repairs (TEVAR). J Endovasc Ther, 14,568-573.
7. Mitchell R.S., Ishimaru S., Ehrlich M.P. et al. (2002). First International Summit on Thoracic aortic endografting: roundtable on thoracic aortic dissection as an indication for endografting. J Endovasc Ther, 9,98-105.
8. Huanyu Ding, Yi Zhu, Huiyong Wang et al. (2019). Management of type B aortic dissection with an isolated left vertebral artery. Journal of vascular surgery, 70(4), 1065-1071.
9. Rizvi AZ, Murad MH, Fairman RM et al. (2009). The effect of left subclavian artery coverage on morbidity and mortality in patients undergoing endovascular thoracic aortic interventions: a systematic review and meta-analysis. J Vasc Surg, 50,1159-1169.
10. Matsumura JS, Lee WA, Mitchell RS et al. (2009). The Society for Vascular Surgery Practice Guidelines: management of the left subclavian artery with thoracic endovascular aortic repair. J Vasc Surg, 50,1155-1158.
11. Sheila N. Blumberg, Mark A. Adelman, Thomas S. Maldonado (2017). Aberrant left vertebral artery transposition and concomitant carotid-subclavian bypass for treatment of acute intramural hematoma with thoracic endovascular aortic repair. Journal of vascular surgery, 65(3), 860-864.