Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản trên bệnh nhân hẹp khí phế quản do lao
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, chúng tôi ghi nhận số công trình nghiên cứu về hẹp khí phế quản (KPQ) do lao còn hạn chế. Việc chẩn đoán vị trí, mức độ, chiều dài đoạn hẹp và các tổn thương kèm theo trong bệnh hẹp KPQ do lao là điều hết sức quan trọng và đóng vai trò quyết đinh cho các chỉ định điều trị phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên 48 bệnh nhân hẹp KPQ do lao được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình KPQ tại Khoa phẫu thuật lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 31/12/2018.
Kết quả: 48 BN hẹp KPQ bao gồm: 03 BN hẹp khí quản đoạn 1/3 giữa, 09 BN hẹp phế quản gốc phải, 36 BN hẹp phế quản gốc trái. Nhóm BN hẹp phế quản gốc (PQG), chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nữ giới chiếm đa số là 91,1% và độ tuổi trung bình là 30,7 ± 10,1 tuổi. Trên CLVT, đa phần hẹp toàn bộ phế quản gốc chiếm tỉ lệ là 60%. Chiều dài đoạn hẹp trung bình là 26,2 mm, Đường kính lòng hẹp trung bình là 2mm. Ghi nhận có 42,2% hẹp tắc toàn bộ PQG và 37,8% xẹp toàn bộ phổi. Trên hình ảnh NSPQ, chúng tôi nhận thấy hình kiểu hẹp PQG thường gặp nhất là do xơ sẹo chiếm 93,3%, đường kính lòng đoạn hẹp trung bình 2,2mm.
Kết luận: Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính dựng hình cây KPQ và nội soi phế quản trước mổ có vai trò quan trọng quyết định điều trị hẹp KPQ do lao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lao nội phế quản, hẹp khí phế quản do lao, tạo hình khí phế
Tài liệu tham khảo
2. Xue, Q.W., N; Xue, X; Wang, J, endobronchial tuberculosis: an overview. European Journal of clinical Microbiology & Infectious diseases, 2011. 30(9): p. 1039-1044.
3. Jalal, A. and K. Jeyasingham, Bronchoplasty for malignant and benign conditions: a retrospective study of 44 cases. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 2000. 17(4): p. 370-376.
4. Choe, K.O., H.J. Jeong, and H.Y. Sohn, Tuberculous bronchial stenosis: CT findings in 28 cases. AJR Am J Roentgenol, 1990. 155(5): p. 971-6.
5. Moon, W.K., et al., Tuberculosis of the central airways: CT findings of active and fibrotic disease. American Journal of Roentgenology, 1997. 169(3): p. 649-653.
6. Heba A Abo El Naga, A.I.E.R., 1 Mahmoud Abdelaziz,2 Mohamed Shawky, The Role of Multidetector CT Virtual Bronchoscopy in Assessment of Patients with Laryngotracheal Stenosis. Journal of Otolaryngology-ENT Research, 2016. 5(2)
7. Wang, T., et al., Scarring Airway Stenosis in Chinese Adults: Characteristics and Interventional Bronchoscopy Treatment. Chinese medical journal, 2018. 131(3): p. 276-281.
8. Vinh, V.H., et al., Surgical repair for post-tuberculosis tracheobronchial stenosis. Asian Cardiovascular and Thoracic Annals. 0(0): p. 0218492320963972.
9. Lim, S.Y., et al., Factors predicting outcome following airway stenting for post-tuberculosis tracheobronchial stenosis. Respirology, 2011. 16(6): p. 959-64.
10. Lei, Y., et al., Analysis of the surgical treatment of endobronchial tuberculosis (EBTB). Surg Today, 2014. 44(8): p. 1434-7.