Sử dụng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối động mạch vành tại viện Tim TP. Hồ Chí Minh: Kết quả dài hạn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả dài hạn của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) đơn thuần sử dụng cả hai động mạch ngực trong (ĐMNT) làm toàn bộ cầu nối.
Phương pháp: nghiên cứu quan sát theo dõi dọc trên nhóm bệnh nhân (BN) được phẫu thuật BCĐMV đơn thuần chỉ bằng 2 ĐMNT trong giai đoạn 2008-2017 tại Viện Tim Thành phố HCM.
Kết quả: tổng số BN là 246 với tuổi trung bình: 61 ± 9,1 năm. Nam giới chiếm 72,3%. Đau ngực không ổn định trước mổ chiếm 72%. Chỉ số EuroScore II trung bình là 2,53. Tất cả BN đều có bệnh 3 thân chính ĐMV, 32% đi kèm hẹp thân chung > 50%. Số cầu nối trung bình cho một BN là 3,3 ± 0,55. Tử vong phẫu thuật 1,6% (4). Thời gian theo dõi trung bình là 65,9 ± 40,3 tháng. Tử vong muộn là 15 BN trong đó, 9/15 trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch. Đau ngực tái phát đi kèm bằng chứng khi chụp mạch vành là 10. Có 4 BN cần tái can thiệp mạch vành sau mổ. Tỉ lệ sống còn sau 12 năm theo Kaplan-Meier cho toàn bộ BN là 89,1 ± 3,8%, tỉ lệ không bị can thiệp mạch vành trở lại là 87,8 ± 6,3%.
Kết luận: Phẫu thuật BCĐMV sử dụng cả hai ĐMNT làm toàn bộ cầu nối là an toàn, hiệu quả và cho kết quả về dài hạn rất tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bắc cầu ĐMV, Động mạch ngực trong, Toàn bộ cầu nối động mạch, Thông tim can thiệp
Tài liệu tham khảo
2. D.P.Taggart, R.D'Amico, and D.G.Altman. Effect of arterial revascularisation on survival: a systematic review of studies comparing bilateral and single internal mammary arteries. Lancet 2001; 358(9285): 870-5.
3. B.W. Lytle, E.H.Blackstone, et al. The effect of bilateral internal thoracic artery grafting on survival during 20 postoperative years. Ann Thorac Surg 2004; 78(6): 2005-14.
4. D.P.Taggart, M.F.Gaudino, S.Gerry, A.Gray, B.Lees, A.Dimagli, et al. Effect of total arterial grafting in the Arterial Revascularization Trial. J Thorac Cardiovasc Surg 2020; March:1-8.
5. Văn Hùng Dũng. Bắc cầu mạch vành sử dụng toàn bộ cầu nối là động mạch. Chuyên đề tim mạch học 2010; 9: 13-17.
6. S.Itagaki, P.Cavallaro, et al. Bilateral internal mammary artery grafts, mortality and morbidity: an analysis of 1 526 360 coronary bypass operations. Heart 2013; 99(12): 849-53.
7. D.J. LaPar, I.K.Crosby, J.B. Rich, M.A. Quader, A.M. Speir, J.A. Kern et al. Bilateral Internal Mammary Artery Use for Coronary Artery Bypass Grafting Remains Underutilized: A Propensity-Matched Multi-Institution Analysis. Ann Thorac Surg 2015;100: 8–15.
8. S.N. Buttar, T.D. Yan, D.P. Taggart, D.H.Tian . Long-term and short-term outcomes of using bilateral internal mammary artery grafting versus left internal mammary artery grafting: a meta-analysis. Heart 2017; 103:1419–1426.
9. A.A. Behranwala, S.G. Raja, and J. Dunning. Is skeletonized internal mammary harvest better than pedicled internal mammary harvest for patients undergoing coronary artery bypass grafting? Interact Cardiovasc Thorac Surg 2005; 4(6): 577-82.
10. S.V. Deo, I.K. Shah, S.M. Dunlay, P.J. Erwin, C. Locker et al. Bilateral Internal Thoracic Artery Harvest and Deep Sternal Wound Infection in Diabetic Patients. Ann Thorac Surg 2013; 96(6): 862-9.
11. V.J. Eynde, A. Heeren, D. Szecel, B. Meuris, S. Jacobs, P. Verbrugghe. Skeletonisation contributing to a reduction of sternal wound complications: a retrospective study in OPCAB patients. J Cardiothorac Surg 2019;14:162-172 .
12. Y. Takami and H. Ina. Effects of skeletonization on intraoperative flow and anastomosis diameter of internal thoracic arteries in coronary artery bypass grafting. Ann Thorac Surg 2002; 73(5):1441-5.
13. P.M. Davierwala and F.W. Mohr. Bilateral internal mammary artery grafting: rationale and evidence. Int J Surg 2015;16(Pt B):133-9