Điều trị phẫu thuật bệnh van tim trong thai kỳ

Dũng Văn Hùng , Khôi Hoàng Anh, Hà Nguyễn Thị Như, Hào Nguyễn Tiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: phẫu thuật tim cho bệnh nhân đang mang thai mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Chúng tôi trình bày kinh nghiệm điều trị phẫu thuật ở bệnh nhân có bệnh van tim đang mang thai.


Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp BN có bệnh van tim đang mang thai được trong giai đoạn 1998-2018 tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. Loại trừ nhóm bệnh cơ tim chu sản, bệnh tim bẩm sinh.


Kết quả: tổng số BN là 78 bao gồm 15 BN được phẫu thuật nong van tim kín, 63 BN được tạo hình hoặc thay van. Không có tử vong ở nhóm nong van tim kín, tử vong mẹ ở nhóm BN điều trị phẫu thuật tim hở: 3 (4,7%). Biến chứng tim mạch chính: 16 (20,5%) bao gồm suy tim nặng, rối loạn nhịp tim và phù phổi cấp. Các yếu tố làm tăng tử vong mẹ là phân độ NYHA trước mổ (p= 0,037) và mổ cấp cứu (p= 0,034). Tử vong thai nhi là 10 (13,1%). Biến chứng sản khoa: 28 (36,8%) bao gồm phải mổ lấy thai, sẩy thai, dọa sẩy thai và sinh sớm. Các yếu tố làm tăng tử vong thai nhi là thời gian tuần hoàn hoàn cơ thể (p= 0,003) và thời gian kẹp động mạch chủ (p= 0,01). Thời gian theo dõi trung bình là 104,25 ± 68,7 tháng (từ 12- 238 tháng).


Kết luận: điều trị chuyên biệt cho nhóm bệnh này vẫn còn là thách thức, có nhiều biến chứng. Cần  sự phối hợp của nhiều chuyên khoa sâu, tối ưu hóa tuần hoàn ngoài cơ thể và chọn thời điểm phẫu thuật phù hợp nhằm mang lại kết quả tốt cho cả mẹ và con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Siu SC, Sermer M, Colman JM, et al. Prospective multicenter study of pregnancy outcomes in
women with heart disease. Circulation. 2001; 104: 515-21.
2. Regitz-Zagrosek V (Chairperson), Roos-Hesselink JW (Co-Chairperson) et al. 2018 ESC Guidelines for the management of cardiovascular diseases during pregnancy. The Task Force for the Management of Cardiovascular Diseases during Pregnancy of the European Society of Cardiology (ESC). Euro Heart J. 2018; 39: 3165-3241.
3. Suwanrath C, Thongphanang P, Pinjaroen S, Suwanugsorn S. Validation of modified World
Health Organization classification for pregnant women with heart disease in a tertiary care center in southern Thailand. Intern J Women’s Health. 2018; 10: 47-53.
4. de Souza JAM, Martinez EE Jr, Ambrose JA, Alves CMR, Born D, Buffolo E, et al. Percutaneous Balloon Mitral Valvuloplasty in comparison with open mitral valve commissurotomy for mitral stenosis during pregnancy. J Am Coll Cardiol 2001;37: 900-3.
5. Sharmaa JB, Yadava V, Mishrab S, Kriplania A, Bhatlaa N, Kachhawaa G, et al. Comparative study on maternal and fetal outcome in pregnant women with rheumatic heart disease and severe mitral stenosis undergoing percutaneous balloon mitral valvotomy before or during pregnancy. Indian Heart J. 2018; 70: 685-689.
6. van Hagen IM, Thorne SA, Taha N, Youssef G, Elnagar A, Gabriel H et al. Pregnancy outcomes
in women with rheumatic mitral valve disease. Results from the Registry of Pregnancy and Cardiac
Disease. Circulation. 2018; 137: 806-816.
7. Diao M, Kanea A, Ndiayea MB, Mbayea A, Bodiana M, Mounir Dia M, et al. Pregnancy in women with heart disease in sub-Saharan Africa. Arc Cardiovasc D. 2011; 104: 370-374.
8. Parry AJ, and Westaby S. Cardiopulmonary bypass during pregnancy. Ann Thorac Surg. 1996;
61: 1865-9.
9. Weiss BM, von Segesser LK, Alon E, Seifert B, and Turina MI. Outcome of cardiovascular surgery and pregnancy: A systematic review of the period 1984-1996. Am J Obstet Gynecol. 1998; 179: 1643-53.
10. John AS, Gurley F, Schaff HV, Warnes CA, Phillips SD, Arendt KW, et al. Cardio-pulmonary bypass during pregnancy. Ann Thorac Surg. 2011; 91: 1191-7.
11. Jha N, Kumar Jha A, Chauhan RC, and Chauhan NS. Maternal and Fetal outcome after cardiac operations during pregnancy: a meta-analysis. Ann Thorac Surg. 2018; 106: 618-27.
12. Sepehripour AH, Lo TT, Shipolini AR, Mc Cormack DJ. Can pregnant women be safely
placed on cardiopulmonary bypass? Interact Cardiovasc Thorac Surg 2012; 15(6): 1603-70.
13. Avila WS, Milani Gouveia AM, Pomerantzeff P, Bortolotto MRL, Grinberg M, Stoli N et al. Maternal-Fetal outcome and prognosis of cardiac surgery during pregnancy. Arq Bras Cardio. 2009; 93(1): 8-13.
14. Hosseini S, Kashfi F, Samiei N, Khamoushi A, Ghavidel AA,Yazdanian F et al. Feto-maternal outcomes of urgent open-heart surgery during pregnancy. J Heart Valve Dis. 2015; 24(2): 253-9.
15. Arnoni RT, Arnoni AS, Bonini RCA, de Almeida AFS, Neto CA, Dinkhuysen JJ, et al. Risk factors associated with cardiac surgery during pregnancy. Ann Thorac Surg. 2003; 76:1605-8.
16. Elassy SMR, Elmidany AA, and Elbawab HY. Urgent cardiac surgery during pregnancy: A continuous challenge. Ann Thorac Surg. 2014; 97: 1624-9.
17. Elsayed AA, Abdelaal KH, Abdelghaffar AM, Mohamed EH, Mahran TM, Ahmed MS, et al. Poor outcome of surgical management of acute malfunctioning mechanical mitral valve during pregnancy. Should centers with limited resources find different options? Heart Surg Forum 2019; 22(5) E405-E410.doi: 10.1532/hsf.2497.