Đánh giá kết quả sau phẫu thuật vá thông liên nhĩ ở trẻ dưới 10kg tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật đóng thông liên nhĩ đơn thuần ở trẻ em có cân nặng dưới 10 kg tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu. Từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2020, có 50 bệnh nhân (BN) dưới 10 kg được chẩn đoán thông liên nhĩ (TLN) đơn thuần được phẫu thuật (PT) với tuổi trung bình: 16,14 ± 8,35 tháng (3 – 38 tháng), cân nặng trung bình: 7,8 ± 1,73 kg (3,5 – 10 kg).
Kết quả nghiên cứu: Tiền sử bệnh: chậm tăng cân (78.0%), mệt khi gắng sức (40.0%), viêm phổi tái diễn (36.0%), 16.0% không biểu hiện triệu chứng và được phát hiện bệnh một cách tình cờ; 14% BN kèm dị tật bẩm sinh khác ngoài tim, hội chứng Down thường gặp nhất (8.0%). Trước PT: 56.0% BN suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ (36.0%); khám tim có tiếng thổi tâm thu là triệu chứng thường gặp nhất (94.0%), T2 mạnh tách đôi (32.0%); mức độ suy tim: 52% có suy tim, suy tim mức độ nhẹ (46.0%). CLS trước PT: ĐTĐ thấy tăng gánh thất phải (84.0%), trục phải (68.0%) và block nhánh phải không hoàn toàn (50.0%); Xquang ngực thẳng có tăng tuần hoàn phổi (90.0%), bóng tim to (48.0%), cung động mạch phổi (ĐMP) phồng (28.0%); SAT: 100% EF bình thường; 100% TLN lỗ lớn (trung bình 15.8 ± 3.72 mm); 96.0% TLN lỗ thứ phát; áp lực ĐMP tâm thu (ALĐMP) trung bình là 29.3 ± 12.88 mmHg, 38% tăng nhẹ và vừa, 4.0% tăng nặng; tỉ số đường kính thất phải/thất trái (ĐKTP/ĐKTT) tăng 98.0% (trung bình: 0.84 ± 0.21), chủ yếu tăng nhẹ đến vừa (60.0%). Sau đóng lỗ TLN, các triệu chứng LS và CLS được cải thiện gần như hoàn toàn so với trước PT (p < 0.001). Biến chứng: 2 BN còn shunt tồn lưu rất nhỏ, 2 BN chảy máu sau mổ, không BN nào có rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não và tử vong.
Kết luận: Mặc dù TLN được ghi nhận là bệnh TBS có tiến triển chậm, biến chứng thường xảy ra muộn, nhưng thực tế chúng tôi thấy bệnh có thể gây các biến chứng sớm như chậm tăng cân, viêm phổi tái diễn, SDD, suy tim, tăng ALĐMP sớm chiếm số lượng không ít và cần can thiệp PT sớm. PT đóng lỗ TLN ở trẻ dưới 10 kg là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Sau khi đóng lỗ TLN, đặc biệt, ở lứa tuổi nhỏ, giai đoạn bệnh sớm giúp giảm tỉ lệ và mức độ nặng của các biến chứng cũng như làm tăng hiệu quả cải thiện về LS và CLS cho trẻ sớm sau can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thông liên nhĩ, trẻ em dưới 10kg, phẫu thuật vá thông liên nhĩ
Tài liệu tham khảo
2. Lê Mỹ Hạnh, Đặng Thị Hải Vân Đào Thúy Quỳnh và cộng sự (2016), "Nghiên cứu rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương", Tạp chí nhi khoa, 9, tr. 48-53.
3. Nguyễn Lân Hiếu (2008), Nghiên cứu áp dụng phương pháp bít lỗ thông liên nhĩ qua da bằng dụng cụ Amplatzer, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trương Thanh Hương (2008), "Vai trò của siêu âm Doppler tim trong theo dõi kết quả điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ ở trẻ em", Tạp chí nghiên cứu y học, 56, tr. 23-26.
5. Nguyễn Hoàng Nam (2015), Đánh giá kết quả vá thông liên nhĩ theo phương pháp ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Mai Ngọc (2011), Đánh giá sức cản động mạch phổi bằng siêu âm Doppler tim trước và sau điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Trần Thanh Thái Nhân (2018), "Đánh giá kết quả phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ bằng phương pháp ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ không liệt tim tại Trung tâm tim mạch-Bệnh viện Trung ương Huế".
8. Lê Quang Thứu (2003), "Đánh giá sự thay đổi áp lực động mạch phổi sau phẫu thuật đóng thông liên nhĩ", Tạp chí khoa học Đại học Huế, 15, tr. 61-67.
9. Trương Bích Thủy và Vũ Minh Phúc (2009), "Đặc điểm thông liên nhĩ đơn thuần ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1-TP. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13, tr. 101-105.
10. Trương Tú Trạch và Võ Thành Nhân (2012), "Thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer", Nghiên cứu Y học-Y học TP. Hồ Chí Minh, 16, tr. 98-103.
11. Nguyễn Minh Trí Việt và Võ Phan Thảo Trang Nguyễn Thị Thanh Lan (2012), "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp thông liên nhĩ lỗ thứ phát được chỉ định đóng bằng dụng cụ", Tạp chí Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, 16, tr. 23-27.
12. Butera G., De Rosa Gabriell. Rosti L., et al (2003), "Transcatheter closure of atrial septal defect in young children: results and follow-up", Journal of the American College of Cardiology. 42(2), pp. 241-245.
13. Başpinar O., Karaaslan S. Oran B., et al (2006), "Prevalence and distribution of children with congenital heart diseases in the central Anatolian region, Turkey", Turk J Pediatr. 48(3), pp. 237-43.
14. Du Z. D., Cao Q. L. Koenig P., et all (2001), "Speed of normalization of right ventricular volume overload after transcatheter closure of atrial septal defect in children and adults", American Journal of Cardiology. 88(12), pp. 1450-1453.
15. Garg P., et all (2017), "Cervical cannulation for surgical repair of congenital cardiac defects in infants and small children", Brazilian journal of cardiovascular surgery. 32, pp. 111-117.
16. Gustaf T., Michal O. Estelle N., et al (2017), "Early complications after percutaneous closure of atrial septal defect in infants with procedural weight less than 15 kg", Pediatric cardiology. 38(2), pp. 255-263.
17. Kucinska B., Werner B. and Maria W. (2010), "Assessment of right atrial and right ventricular size in children after percutaneous closure of secundum atrial septal defect with Amplatzer septal occluder", Archives of medical science: AMS. 6(4), pp. 567.
18. Michael V., Felix B. Ingo D., et al (2000), "Treatment of atrial septal defects in symptomatic children aged less than 2 years of age using the Amplatzer septal occluder", Cardiology in the Young. 10(5), pp. 534-537.
19. Park K. M. (2015), "Atrial Septal Defect", Pediatric Cardiology for Practitioners, pp. 278-285.
20. Pascotto M., Santoro G. Cerrato F., et all (2006), "Time-course of cardiac remodeling following transcatheter closure of atrial septal defect", International journal of cardiology. 112(3), pp. 348-352.
21. Vick G. W. and Louis I. B. (2020), "Isolated atrial septal defects in children: Management and outcome", http://www.uptodate.com.
22. Vick G. W. and Bezold L. I. (2018), "Isolated atrial septal defects (ASDs) in children: Classification, clinical features, and diagnosis", http://www.uptodate.com.
Các bài báo tương tự
- Hùng Lê Thế, Đạt Phạm Thành, Nam Nguyễn Hoàng, Thịnh Đỗ Đức, Thủy Nguyễn Trần, Thành Lê Ngọc, Hựu Nguyễn Công, Kết Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn cắt u nhầy nhĩ trái tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 36
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.