Kết Kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn cắt u nhầy nhĩ trái tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E

Hùng Lê Thế , Đạt Phạm Thành, Nam Nguyễn Hoàng, Thịnh Đỗ Đức, Thủy Nguyễn Trần , Thành Lê Ngọc , Hựu Nguyễn Công

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật ít xâm lấn cắt u nhầy nhĩ trái.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các bệnh nhân u nhầy nhĩ trái được phẫu thuật cắt u ít xâm lấn nội soi hỗ trợ hoặc nội soi toàn bộ từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2021. 31 bệnh nhân được phẫu thuật trong đó, 27 nữ và 4 nam. Tuổi trung bình là 53 ± 13 tuổi.


Kết quả: Lâm sàng của bệnh đa dạng: Thể không triệu chứng (9,7%); có triệu chứng ảnh hưởng huyết động (83,9%); tắc mạch (12,9%); triệu chứng toàn thân (25,8%). Thiếu máu và tăng tốc độ máu lắng gặp ở 45,2% và 74,2 %. Kết quả siêu âm tim: kích thước u trung bình là 4,2 ± 1,7 cm (từ 1,7 đến 8 cm), vị trí bám của u chủ yếu ở vách liên nhĩ (77,4 %). Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 158 ± 43 phút (từ 100 đến 252 phút), cặp động mạch chủ trung bình là 84 ± 34 phút (từ 42 đến 153 phút), thở máy, hồi sức, nằm viện trung bình lần lượt là 10,8 ± 7,0 giờ (từ 3 đến 30 giờ); 1,5 ± 1,0 ngày (từ 0,5 đến 4,0 ngày); 9,5 ± 5,0 ngày (từ 3 đến 30 ngày). Kết quả sớm: tỉ lệ tử vong 0%, biến chứng sau phẫu thuật: Tai biến mạch máu não 1(3,2%), hẹp động mạch đùi 1 (3,2%), rung nhĩ mới xuất hiện sau mổ 1 (3,2%), không có trường hợp nào chảy máu phải mổ lại và các biến chứng nặng khác được ghi nhận.


Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn cắt u nhầy nhĩ trái bước đầu cho kết quả an toàn và hiệu quả với tỉ lệ biến chứng thấp có thể được thực hiện thường quy tại các trung tâm phẫu thuật tim đã được đào tạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Basso C, Valente M, Thiene G (2013). Cardiac Tumor Pathology, Humana Press ,Totowa, NJ.
2. Ipek G et al (2005). Surgical Management of Cardiac Myxoma. J Card Surg, 20(3), 300–304.
3. Hoffmeier A, Sindermann J R, Scheld H H et al (2014). Cardiac tumors--diagnosis and surgical treatment. Dtsch Arztebl Int, 111 (12), 205-211
4. Karabinis A, Samanidis G, Khoury M, Stavridis G, Perreas K (2018). Clinical presentation and treatment of cardiac myxoma in 153 patients. Medicine (Baltimore), 97(37), e12397.
5. Pinede L, Duhaut P, Loire R. (2001 ) Clinical presentation of left atrial cardiac myxoma A series of 112 consecutive cases .Medicine ( Baltimore ), 80(3), 159-172
6. Bulkley B H, Hutchins G M (1979). Atrial myxomas: A fifty year review. Am Heart J, 97(5), 639–643.
7. Nasser W K et al(1972). Atrial myxoma, Am. Heart J, 83(5), 694-704
8. Richardson J V, Brandt B et al (1979). Surgical Treatment of Atrial Myxomas: Early and Late Results of 11 Operations and Review of the Literature. Ann Thorac Surg, 28(4), 354–358.
9. Peters M N, Hall R J, Leachman R D, Garcia E. The Clinical Syndrome of Atrial Myxoma. JAMA, 230(5), 695-701.
10. Blondeau et al (1990). Primary Cardiac Tumors - French Studies of 533 Cases. Thorac Cardiovasc Surg, 38(S 2), 192–195.
11. Markel M L et al (1987). Cardiac myxoma A review. Medicine, 66(2), 114-125.
12. Pinede L, Duhaut P, Loire R (2001). Clinical Presentation of Left Atrial Cardiac Myxoma: A Series Of 112 Consecutive Cases. Medicine (Baltimore), 80(3), 159–172.
13. Knepper L E, Biller J, Adams H P, Bruno A (1988). Neurologic manifestations of atrial myxoma. A 12-year experience and review. Stroke, 19(11), 1435–1440.
14. Giuliani ER et al (1980). CNS Embolism due to Atrial Myxoma Clinical Features and Diagnosis. Arch neuron, 37, 485-487
15. Reynen K et al (1995). Cardiac myxoma. The New England Journal Of Medicine, 333(24),1610-1617.
16. Yüksel A, Saba D, Velioğlu Y, Ener S, Özkan H (2016). Biatrial Approach Provides Better Outcomes in the Surgical Treatment of Cardiac Myxomas. Braz J Cardiovasc Surg, 31(4),309-317.
17. Yu S H, Lim S H, Hong Y S,et al (2006). Clinical Experiences of Cardiac Myxoma. Yonsei Medical Journal, 47(3), 367-371.
18. Despande R P et al (2007). Endoscopic cardiac tumor resection, Ann Thorac Surg 83, 2142-2146
19. Vistarini N et al (2010). Minimally invasive video assisted approach for left atrial myxoma resection, Interactive cardiovascular and thoracic surgery, 9-11
20. Shiqiang Yu et al (2010). Totally thoracoscopic surgical resection of cardiac myxoma in 12 patients, Ann Thorac surg 90, 674-676
21. Gao C, Yang M, Wang G, Wang J (2008). Totally robotic resection of myxoma and atrial septal defect repair. Interact Cardiovasc Thorac Surg.;7(6), 947-950