Hồi sức phình bóc tách động mạch chủ ngực Stanford A ở bệnh nhân nữ có thai: nhân 3 trường hợp lâm sàng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
3 BN đều nhập viện cấp cứu vì đau ngực trái, tiền sử không ghi nhận bệnh động mạch chủ (ĐMC), không tăng huyết áp. 1 BN 20 tuổi thai 12 tuần bị bóc tách ĐMC ngực đoạn quai đường kính 60 mm, tụ máu quanh túi phình, khả năng vỡ. 1 BN 26 tuổi thai 31 tuần bị phình ĐMC ngực lên, có dấu bóc tách từ đoạn lên kéo dài dến chỗ chia động mạch thận 2 bên, đường kính xoang 62 mm, đoạn lên: 36 mm, hở van ĐMC trung bình. 1 BN 31 tuổi thai 33 tuần bị phình bóc tách gốc ĐMC và dãn nhẹ ĐMC ngực đoạn lên, hở van ĐMC nhẹ. 2 BN thai 31 tuần và 33 tuần được tiến hành phẫu thuật lấy thai trước và phẫu thuật điều trị PBTĐMCN sau, 2 bé sơ sinh được chăm sóc tốt tại bệnh viện phụ sản. Cả 3 thai phụ được điều trị phẫu thuật thay phình ĐMC ngực đoạn lên, 1 thai phụ thay van ĐMC sinh học. Phẫu thuật thành công không biến chứng. Riêng BN thai 12 tuần được hổ trợ progesterone sau mổ và tiếp tục thai kỳ. PBTĐMCN týp A hiếm gặp trong thai kỳ và gây tử vong rất cao cho cả mẹ và con. Hiện vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và khuyến cáo điều trị. Cần có sự phối hợp điều trị khẩn trương, kịp thời giữa các chuyên khoa sản, phẫu thuật tim và các bác sĩ gây mê, hồi sức.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
[2] Hagan P. G. et al. (2000), "The International Registry of Acute Aortic Dissection (IRAD): new insights into an old disease", Jama. 283 (7), pp. 897-903.
[3] Immer F. F. et al. (2003), "Aortic dissection in pregnancy: analysis of risk factors and outcome", Ann Thorac Surg. 76 (1), pp. 309-314.
[4] Manalo-Estrella P. et al. (1967), "Histopathologic findings in human aortic media associated with pregnancy", Arch Pathol. 83 (4), pp. 336-341.
[5] Meszaros I. et al. (2000), "Epidemiology and clinicopathology of aortic dissection", Chest. 117 (5), pp. 1271-1278.
[6] Pitt M. P. et al. (1997), "The natural history of thoracic aortic aneurysm disease: an overview", J Card Surg. 12 (2 Suppl), pp. 270-278. [
7] Thalmann M. et al. (2011), "Acute type A aortic dissection and pregnancy: a population-based study", Eur J Cardiothorac Surg. 39 (6), pp. e159-163. [8] Shihata M. et al. (2008), Repair of an acute type A aortic dissection combined with an emergency cesarean section in a pregnant woman, Vol. 7.