Đánh giá kết quả sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến năm 2020

Trình Đinh Danh , Quý Trần Văn , Phương Vương Văn, Oanh Đinh Thị Lan, Phạm Như ++

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả tạo nhịp và một số biến chứng sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có theo dõi dọc trên 31 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn được tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến tháng 10/2020. Kết quả: Sau cấy máy tạo nhịp tỷ lệ các triệu chứng cải thiện rõ rệt, sự thay đổi rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Tần số tim trung bình trước và sau cấy máy(47.84 ± 7.712 với 65.61 ± 4.425, 95%CI là 17.77 ± 7.173, p = 0,000). Độ rộng QRS thay đổi sau cấy máy (153.52 ± 11.963ms vs 91,81 ± 10.882ms, 95%CI là 61.71 ± 12.947, p = 0,000). Ngưỡng tạo nhịp thay đổi sau 6 tháng (0.68 ± 0.146V; 0.73 ± 0.149; p=0,001). Nhận cảm sóng R và trở kháng của dây điện cực không thay đổi sau 6 tháng theo dõi. Tỷ lệ biến chứng ngay sau thủ thuật chiếm tổng số 6,45%. Tỷ lệ biến chứng sau 6 tháng theo dõi chiếm 6,45%. Tỷ lệ thành công của thủ thuật đạt 100%, thông số tạo nhịp được đánh giá là tốt chiếm 70,97%. Kết luận: Phương pháp được coi là hiệu quả trong cải thiện triệu chứng, an toàn, dễ thực hiện, tỷ lệ biến chứng thấp cần được áp dụng triển khai cho các bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pugazhendhi Vijayaraman, Angela Naperkowski, Faiz A. Subzposh et al (2018). Permanent His Bundle Pacing: Long-Term Lead Performance and Clinical Outcomes. Heart Rhythm, 15(5), 696–702
2. Tạ Tiến Phước et al (2015). Research on techniques and hemodynamic effects of pacemaker implantation. Master’s Thesis in Cardiology, 103 Military Medical Academy.
3. Tohru Kawakami, Nobukiyo Tanaka, Hiroyoshi Ohno et al (2012). The relationship between right Ventricular lead position and paced QRS duration. Pacing and Clinical Electrophysiol, 36(2), 187–193.
4. Parikshit S. Sharma, Gopi Dandamudi, Angela Naperkowski, et al (2015). Permanent His-bundle pacing is feasible, safe, and superior to right ventricular pacing in routine clinical practice. Heart Rhythm, 12(2), 305–312.
5. Phạm Như Hùng, Phạm Hồng Quân (2017). Research on pacing parameters at the interventricular septum and at the right ventricular apex. Master's Thesis in Cardiology - Hanoi Medical University.
6. Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương (2012). Myocardial dyssynchrony and assessment methods - topic 2: Research on left ventricular asynchrony by Doppler echocardiography of myocardial tissue in hypertensive patients with normal left ventricular function. Military Medical academy
7. Ziqing Yu, Ruizhen Chen, Yangang Su et al (2017). Integrative and quantitive evaluation of the efficacy of his bundle related pacing in comparison with conventional right ventricular pacing: a meta-analysis. BMC Cardiovascular Disorders, 17(221).
8. Parikshit S. Sharma, Gopi Dandamudi, Bengt Herweg et al (2017). Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng, cận lâm sàng trên những bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Heart Rhythm, 15(3), 413–420.
9. Mads Brix Kronborg, Peter Thomas Mortensen, Jens Christian Gerdes et al (2011). His and para-His pacing in AV block: feasibility and electrocardiographic findings. J Interv Card Electrophysiol, 31, 255–262.
10. Reye Carrión-Camacho, Ignacio Marín-León, José Manuel Molina-Doñoro et al (2019). Safety of Permanent Pacemaker Implantation: A Prospective Study. Journal of Clinical Medicine, 8(35), 1–11.