So sánh hiệu quả giảm đau giữa gây tê mặt phẳng cơ dựng sống và truyền tĩnh mạch liên tục morphin do bệnh nhân tự kiểm soát sau phẫu thuật tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể

Phương Vũ Thị Thục , Tâm Bùi Đức, Thành Trần Công

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đau sau phẫu thuật tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh và là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Gây mê hồi sức. Các đối tượng bị cơn đau cấp tính hoặc mãn tính sẽ gặp phải tình trạng giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm linh hoạt trong khả năng giải quyết vấn đề và tốc độ xử lý thông tin. Hiện nay có hai phương pháp giảm đau được sử dụng nhiều nhất là giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát (PCA: patient-controlled analgesia) và gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới hướng dẫn của siêu âm (ESP: erector spinae plane). Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả giảm đau sau mổ giữa gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) và giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát (PCA) trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở với THNCT và đánh giá một số tác dụng không mong muốn của hai kỹ thuật giảm đau này. Đối tượng và phương pháp: 204 bệnh nhân người lớn được phẫu thuật tim hở với tuần hoàn ngoài cơ thể từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2021 tại Khoa Gây mê hồi sức-Bệnh viện Tim Hà Nội được chia làm 2 nhóm: nhóm ESP (108 bệnh nhân) được giảm đau sau mổ bằng sử dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống và nhóm PCA (96 bệnh nhân) được giảm đau sau mổ bằng truyền morphin liên tục do bệnh nhân tự kiểm soát. Chúng tôi so sánh mức độ đau của hai nhóm bằng việc sử dụng thang điểm VAS, lượng fentanyl sử dụng trong mổ, lượng morphin sử dụng, thời gian tỉnh và thời gian rút nội khí quản sau mổ cũng như một số tác dụng không mong muốn gặp phải trong 24 giờ sau mổ. Kết quả: Điểm VAS trung bình khi BN nằm yên hít thở sâu tại các thời điểm đánh giá ở hai nhóm đều dưới 3 (tương ứng với mức độ đau ít) (p>0,05). Lượng fentanyl trung bình trong mổ ở nhóm ESP (0,57±0,50 mg) thấp hơn so với nhóm PCA (1,00±0,00 mg) (p<0,05). Lượng morphin tiêu thụ trung bình trong 24 giờ sau mổ ở nhóm ESP (0,23±0,12 mg) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm PCA (17,92±3,32 mg) (p<0,05). Thời gian tỉnh sau mổ (3,80±1,02 giờ ở nhóm ESP; 5,21±1,10 giờ ở nhóm PCA), thời gian rút nội khí quản trung bình (ở nhóm ESP là 8,06±1,60 giờ; ở nhóm PCA là 8,83±1,43 giờ) đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ buồn nôn trong nhóm ESP (20,98%) thấp hơn so với nhóm PCA (58,33%) (p<0,05). Kết luận: Cả hai phương pháp có hiệu quả giảm đau tốt với điểm VAS trung bình ≤ 3. Nhóm ESP có lượng tiêu thụ morphin trung bình sau mổ thấp hơn, mức độ hài lòng của BN cao hơn và tỷ lệ buồn nôn, nôn, thở chậm ít hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PCA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nachiyunde, B., & Lam, L. “The efficacy of different modes of analgesia in postoperative pain management and early mobilization in postoperative cardiac surgical patients: A systematic review.” Annals of cardiac anaesthesia vol. 21,4 (2018): 363-370.
2. Zubrzycki, M., Liebold, A., Skrabal, C., Reinelt, H., Ziegler, M., Perdas, E., & Zubrzycka, M. "Assessment and pathophysiology of pain in cardiac surgery." Journal of pain research 11 (2018): 1599.
3. Imantalab, V., Mirmansouri, A., Jouryabi, A. M., et al. "Comparing the effectiveness of patient control analgesia pump and bolus morphine in controlling pain after cardiopulmonary bypass graft surgery." Anesthesiology and pain medicine 7.5 (2017).
4. Forero, M., Adhikary, S. D., Lopez, H., Tsui, C., & Chin, K. J. "The erector spinae plane block: a novel analgesic technique in thoracic neuropathic pain." Regional Anesthesia & Pain Medicine 41.5 (2016): 621-627.
5. Macaire, P., Ho, N., Nguyen, T., Nguyen, B., Vu, V., Quach, C., Roques, V. and Capdevila, X. "Ultrasound-guided continuous thoracic erector spinae plane block within an enhanced recovery program is associated with decreased opioid consumption and improved patient postoperative rehabilitation after open cardiac surgery-a patient-matched, controlled before-and-after study." Journal of cardiothoracic and vascular anesthesia 33.6 (2019): 1659-1667.
6. Chin, K. J., Adhikary, S. D., & Forero, M. "Erector spinae plane (ESP) block: A new paradigm in regional anesthesia and analgesia." Current Anesthesiology Reports 9.3 (2019): 271-280.
7. Vaughan, B. N., Bartone, C. L., McCarthy, C. M., Answini, G. A., & Hurford, W. E. "Ultrasound-Guided Continuous Bilateral Erector Spinae Plane Blocks Are Associated with Reduced Opioid Consumption and Length of Stay for Open Cardiac Surgery: A Retrospective Cohort Study." Journal of Clinical Medicine 10.21 (2021): 5022.
8. Đức, T. V., Phương, V. H., Oanh, Đ. T. T., Quỳnh, N. T., Chung, N. V., Hương, H. T., & Tú, N. H. "Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (erector spinae plane block) cho phẫu thuật tim hở." Tạp chí Nghiên cứu Y học 147.11 (2021): 219-227.
9. Sobhy, M. G., Abd El-Hamid, A. M., Elbarbary, D. H., & Elmeliegy, M. F. "Ultrasound-guided erector spinae block for postoperative analgesia in thoracotomy patients: a prospective, randomized, observer-blind, controlled clinical trial." Ain-Shams Journal of Anesthesiology 12.1 (2020): 1-7.
10. Adhikary, S. D., Bernard, S., Lopez, H., & Chin, K. J. "Erector spinae plane block versus retrolaminar block: a magnetic resonance imaging and anatomical study." Regional Anesthesia & Pain Medicine 43.7 (2018): 756-762.