Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều

Dũng Lê Tiến, Thủy Nguyễn Trần, Chương Nguyễn Hữu Hồng, Bạ Vũ Văn, Khánh Phạm Quốc, Khánh Phạm Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm điện sinh lý nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát và rung nhĩ dai dẳng bằng hệ thống lập bản đồ ba chiều.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân rung nhĩ (RN) (bao gồm 21 ca RN kịch phát và 9 ca RN dai dẳng) có chỉ định thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RN dưới sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều, tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E và Khoa tim mạch Học viện quân Y 103 trong thời gian từ 10.2020 - 10.2021.


Kết quả: Tuổi trung bình là 59,0 ±11,0 năm, trong đó tỉ lệ nam chiếm 60%, thời gian mắc bệnh trung bình là 2,2±3,8 năm, phân độ triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống theo EHRA trung bình là 3,24 ±0,34 điểm. Kết quả thăm dò điện sinh lý: Đối với nhóm RN dai dẳng (n =7): điện thế trung bình: 2.17 ± 0.30 mV vùng điện thế thấp nhất là vùng vách là 1.63 ± 0.38 mv, điện thế vùng đáy nhĩ là 1.8 ± 0.17 mV. Đối với nhóm RN kịch phát (n=21): điện thế trung bình là 2.70 ± 0.28mV, vùng điện thế thấp nhất là vùng vách 1.95 ± 0.24 mV. Tỉ lệ vùng điện thế < 1.5 mV ở nhóm RN dai dẳng là 28,5% chủ yếu nằm ở vùng vách và vùng thành sau nhĩ trái.


Kết luận: Điện thế trung bình các vùng nhĩ trái ở nhóm rung nhĩ dai dẳng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân RN kịch phát, vùng có điện thế thấp tìm thấy ở 28,6% nhóm RN dai dẳng, nằm ở vùng vách và đáy nhĩ trái. Không có sự khác nhau về thời gian phục hồi nút xoang và thời gian trơ nhĩ trái giữa 2 nhóm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tu NN. Prevalence, Risk Factors and Pharmacological Treatment of Atrial Fibrillation in Older Hospitalized Patients in Vietnam. international cardiovascular forum journal 2016;volume.8
2. Haïssaguerre M, Jaïs P, Shah DC, et al. Spontaneous initiation of atrial fibrillation by ectopic beats originating in the pulmonary veins. N Engl J Med. Sep 3 1998;339(10):659-66. doi:10.1056/nejm199809033391003
3. Kaba RA, Momin A, Camm J. Persistent Atrial Fibrillation: The Role of Left Atrial Posterior Wall Isolation and Ablation Strategies. J Clin Med. 2021;10(14):3129. doi:10.3390/jcm10143129
4. Kogawa R, Okumura Y, Watanabe I, et al. Left atrial remodeling: Regional differences between paroxysmal and persistent atrial fibrillation. Journal of Arrhythmia. 2017/10/01/ 2017;33(5):483-487. doi:https://doi.org/10.1016/j.joa.2017.06.001
5. Khánh PQ. Nghiên cứu điện sinh lý học tim qua đường mạch máu trong chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim. Luận án Tiến sĩ Y học Học Viện Quân Y; 2002.
6. Phạm Quốc Khánh PTL, Phan Đình Phong, Lê Võ Kiên. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ BA CHIỀU. Tạp tim mach học Việt Nam. 2016;
7. Linh PT. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý nhĩ tim và kết quả điều trị rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio. Luận văn tiến sỹ y học Học viện Quân Y 103; 2016.
8. Pak HN, Oh YS, Lim HE, Kim YH, Hwang C. Comparison of voltage map-guided left atrial anterior wall ablation versus left lateral mitral isthmus ablation in patients with persistent atrial fibrillation. Heart rhythm. Feb 2011;8(2):199-206. doi:10.1016/j.hrthm.2010.10.015
9. Teh AW, Kistler PM, Lee G, et al. Electroanatomic remodeling of the left atrium in paroxysmal and persistent atrial fibrillation patients without structural heart disease. Journal of cardiovascular electrophysiology. Mar 2012;23(3):232-8. doi:10.1111/j.1540-8167.2011.02178.x
10. Wittkampf FH, Vonken EJ, Derksen R, et al. Pulmonary vein ostium geometry: analysis by magnetic resonance angiography. Circulation. Jan 7 2003;107(1):21-3. doi:10.1161/01.cir.0000047065.49852.8f
11. Nam G-B, Jin E-S, Choi H, et al. Effect of substrate modification in catheter ablation of paroxysmal atrial fibrillation: pulmonary vein isolation alone or with complex fractionated electrogram ablation. Tex Heart Inst J. 2012;39(3):372-379.
12. Sim I, Bishop M, O'Neill M, Williams SE. Left atrial voltage mapping: defining and targeting the atrial fibrillation substrate. Journal of interventional cardiac electrophysiology : an international journal of arrhythmias and pacing. 2019;56(3):213-227. doi:10.1007/s10840-019-00537-8
13. Rolf S, Kircher S, Arya A, et al. Tailored atrial substrate modification based on low-voltage areas in catheter ablation of atrial fibrillation. Circulation Arrhythmia and electrophysiology. Oct 2014;7(5):825-33. doi:10.1161/circep.113.001251
14. Anna F Thomsen11 J Tobias Kühl1 KFK, 2, Andreas Fuchs1, Patricia M Udholm1, Jakob B Norsk1, Xu Chen1, Steen Pehrson1, Børge G Nordestgaard3, Lars Køber1 and Peter K Jacobsen1. Left Atrial Wall Thickness and Pulmonary Vein Size are Increased in Patients with Atrial Fibrillation Compared to Healthy Controls - A Multidetector Computed Tomography Study. clindmed. 2017;
15. Ndrepepa G, Schneider MA, Karch MR, et al. Pulmonary vein internal electrical activity does not contribute to the maintenance of atrial fibrillation. Pacing and clinical electrophysiology : PACE. Jun 2003;26(6):1356-62. doi:10.1046/j.1460-9592.2003.t01-1-00194.x
16. Teh AW, Kistler PM, Lee G, et al. Electroanatomic properties of the pulmonary veins: slowed conduction, low voltage and altered refractoriness in AF patients. Journal of cardiovascular electrophysiology. Oct 2011;22(10):1083-91. doi:10.1111/j.1540-8167.2011.02089.x