Đánh giá tổn thương cơ tim ở bệnh nhân Covid-19 nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Sa Đéc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề
Covid-19 là bệnh lý truyền nhiễm mới nổi, hiện đang là đại dịch toàn cầu, với tỉ lệ tử vong khoảng 2,3%. Bệnh lý có nhiều biến chứng trên hệ tim mạch, trong đó tổn thương cơ tim là biến chứng thường gặp nhất.
Phương pháp nghiên cứu
50 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc trong khoảng thời gian từ 01/08/2021 đến 10/09/2021, được chia thành hai nhóm: nhóm có tổn thương cơ tim và nhóm không có tổn thương cơ tim, dựa vào kết quả xét nghiệm troponin T hs tại thời điểm nhập khoa Hồi sức tích cực.
Kết quả và bàn luận
Các đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm được đánh giá và so sánh giữa hai nhóm. So với nhóm không có tổn thương cơ tim, nhóm có tổn thương cơ tim có độ tuổi lớn hơn (68,33 ± 14,67 so với 55,65 ± 15,09, p = 0,004), nhiều tiền sử bệnh lý tim mạch hơn (34,1% so với 11,1%, p = 0,02) và tiền sử bệnh lý động mạch vành hơn (19.6% so với 2.8%, p = 0.03). Tổn thương cơ tim cũng làm tăng tỉ lệ tử vong trong 25 ngày kể từ khi nhập khoa HSTC (p = 0,002). Tuổi cao trên 60 tuổi cũng là một yếu tố làm tăng tỉ lệ tử vong (p = 0,029).
Kết luận
Tổn thương cơ tim là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, làm tăng nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Covid-19 nặng, tổn thương cơ tim, hồi sức
Tài liệu tham khảo
2. Long B, Brady WJ, Koyfman A, Gottlieb M. Cardiovascular complications in COVID-19. The American Journal of Emergency Medicine. 2020;38(7):1504. doi:10.1016/j.ajem.2020.04.048
3. Qian H, Gao P, Tian R, et al. Myocardial Injury on Admission as a Risk in Critically Ill COVID-19 Patients: A Retrospective in-ICU Study. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2021;35(3):846-853. doi:10.1053/j.jvca.2020.10.019
4. Ha K, A R, S L, K H, T S, W K. Enzyme linked immuno assay of cardiac troponin T for the detection of acute myocardial infarction in patients. Journal of molecular and cellular cardiology. 1989;21(12). doi:10.1016/0022-2828(89)90680-9
5. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS, et al. Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction (2018). Journal of the American College of Cardiology. 2018;72(18):2231-2264. doi:10.1016/j.jacc.2018.08.1038
6. Lim W, Qushmaq I, Cook DJ, Crowther MA, Heels-Ansdell D, Devereaux P. Elevated troponin and myocardial infarction in the intensive care unit: a prospective study. Crit Care. 2005;9(6):R636-R644. doi:10.1186/cc3816
7. AlGhatrif M, Cingolani O, Lakatta EG. The Dilemma of Coronavirus Disease 2019, Aging, and Cardiovascular Disease: Insights From Cardiovascular Aging Science. JAMA Cardiology. 2020;5(7):747-748. doi:10.1001/jamacardio.2020.1329
8. Noble JS, Reid AM, Jordan LV, Glen AC, Davidson JA. Troponin I and myocardial injury in the ICU. Br J Anaesth. 1999;82(1):41-46. doi:10.1093/bja/82.1.41
9. Li L, Hill J, Spratt JC, Jin Z. Myocardial injury in severe COVID-19: Identification and management. Resuscitation. 2021;160:16-17. doi:10.1016/j.resuscitation.2020.11.040
10. Ibanez B, James S, Agewall S, et al. 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2018;39(2):119-177. doi:10.1093/eurheartj/ehx393