Rò động mạch chủ - tá tràng tiên phát nhân một trường hợp điều trị thành công tại Bệnh viện Việt Đức và nhìn lại y văn

Thắng Dương Ngọc, Ước Nguyễn Hữu, Phương Trần Hà , Hiếu Trần Minh, Quyên Phùng Văn , Thấu Cao Mạnh , Sơn Phùng Duy Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rò động mạch chủ – đường tiêu hóa tiên phát là thương tổn xuất hiện đường thông trực tiếp giữa động mạch chủ và ống tiêu hóa, gây xuất huyết tiêu hóa rất nặng. Bệnh rất hiếm gặp, với tỉ lệ tử vong 100% nếu không được điều trị kịp thời. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu một ca lâm sàng hiếm gặp bệnh rò động mạch chủ - tá tràng đã được điều trị thành công tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, và tổng quan y văn về dạng bệnh lý này. Kết quả: Ca lâm sàng - bệnh nhân nam 40 tuổi, vào viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng, đi ngoài phân máu đỏ tươi liên tục, chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang có hình ảnh khối phồng động mạch chủ bụng 7cm ngay dưới chỗ chia động mạch thận, thông với cấu trúc ống tiêu hóa. Điều trị phẫu thuật cấp cứu khâu thắt động mạch chủ bụng trên và dưới khối phồng, bắc cầu ngoài giải phẫu bằng đoạn mạch nhân tạo; cắt D3, D4 tá tràng, nối tá - hỗng tràng, mở thông hỗng tràng. Ra viện sau 26 ngày, khám lại sau mổ 3 tháng ổn định. Y văn trên thế giới báo cáo chưa đến 500 ca về dạng bệnh lý này, có nhiều nguyên nhân với vị trí giải phẫu hay gặp nhất là rò ở tá tràng và thực quản. Kết luận: Rò động mạch chủ - đường tiêu hóa là bệnh lý rất nặng cần được chẩn đoán sớm và xử trí cấp cứu đa chuyên khoa, chụp cắt lớp vi tính có giá trị cao trong phát hiện tổn thương. Phẫu thuật thắt động mạch chủ bụng, bắc cầu ngoài giải phẫu phối hợp với xử lý tổn thương đường tiêu hóa là giải pháp có khả năng thành công.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.Saers SJ, Scheltinga MR. Primary aortoenteric fistula. Br J Surg. 2005; 92: 143-152.
2.Okita R, Mukaida H, Takiyama W et al. Successful surgical treatment of aortoesophageal fistula after esophagectomy. Ann Thorac Surg. 2005; 79: 1059-1061.
3.Baril DT, Carroccio A, Ellozy SH et al. Evolving strategies for the treatment of aortoenteric fistulas. J Vasc Surg. 2006; 44: 250-257.
4.Aksoy M, Yanar H, Taviloglu K et al. Rupture of abdominal aortic aneurysm into sigmoid colon: a case report. World J Gastroenterol. 2006; 12: 7549-7550.
5.Klonaris C, Vourliotakis G, Katsargyris A et al. Primary aortoduodenal fistula without abdominal aortic aneurysm in association with psoas abscess. Ann Vasc Surg. 2006; 20: 541-543.
6.Yang Song, Quanda Liu, Hong Shen et al. Diagnosis and management of primary aortoenteric fistulasexperience learned from eighteen patients. Surgery. 2008; 143: 43-50.
7.Delgado J, Jotkowitz AB, Delgado B et al. Primary aortoduodenal fistula: pitfalls and success in the endoscopic diagnosis. Eur J Intern Med. 2005; 16: 363-365.
8.Wood A, Bendjelid SM, Bendjelid K. Primary aortoenteric fistula: should enhanced computed tomography be considered in the diagnostic work-up. Anesth Analg. 2005; 101: 1157-1159.
9.Sarac M, Marjanovic I, Bezmarevic M et al. An aortoduodenal fistula as a complication of immunoglobulin G4-related disease. World J Gastroenterol. 2012; 18: 6164-6167.
10.Goshtasby P, Henriksen D, Lynd C et al. Recurrent aortoenteric fistula: case report and review. Curr Surg. 2005; 62: 638-643.