Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học động mạch vị mạc nối phải sử dụng làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chúng tôi thu thập các đoạn ở phần xa của ĐMVMNP trên 74 bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch vành có sử dụng loại mảnh ghép ĐMVMNP làm cầu nối mạch vành. Tất cả các mẫu được gửi làm giải phẫu bệnh để phân tích các đặc tính cơ bản mô học và mô bệnh học dưới kính hiển vi điện tử có ghi hình. Các đặc điểm về hình thái học như chiều dài, kích thước lòng trong, độ dày các lớp của ĐMVMNP được đo đạt bằng kính hiển vi điển tử tại Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Chợ Rẫy. Mô bệnh học bao gồm tăng sinh nội mạc, xơ vữa động mạch và vôi hóa động mạch được đánh giá theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội Xơ Vữa Động Mạch cải biến của Hoa Kỳ (AHA/ACC 2011). Các yếu tô nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lý mô học của ĐMVMNP được phân tích bằng thống kê y học. Độ dài trung bình các ĐMVMNP là 23,9 ± 3,3 cm. Đường kính trung bình lòng trong của ĐMVMNP ở phần xa là 1,85 ± 0,69 μm; độ dày trung bình lớp nội mạc là 70,1 ± 40 μm; độ dày trung bình lớp trung mạc là 210,5 ± 110,3 μm; độ dày toàn bộ thành động mạch trung bình là 298,6 ± 121,3 μm. Số sợi đàn hồi trong lớp trung mạc trung bình là 4,3 ± 1,1; số khoảng hở của lớp màng đáy trung bình là 54 ± 10,8. Đặc điểm mô bệnh học ĐMVMNP bao gồm tăng sinh nội mạc 56 mẫu (75,7%), nhưng đa số tăng sinh nội mạc nhẹ 94,6%. Các tổn thương nặng là xơ vữa động mạch và vôi hóa động mạch chiếm tần suất thấp lần lượt là 3 mẫu (4,1%) và 2 mẫu (2,7%). Kết quả phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh lý đi kèm của các bệnh nhân được lấy ĐMVMNP làm cầu nối đối với kết quả mô bệnh học của ĐMVMNP ghi nhận chỉ có yếu tố bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bệnh lý xơ vữa động mạch ở ĐMVMNP có ý nghĩa với OR = 35; khoảng tin cậy 95% ( 1,13 – 117) (p < 0,025).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành, Động mạch vị mạc nối phải, Mô học
Tài liệu tham khảo
2. Appleson T, Hill RV (2012): “ Histological comparision of the candidate arteries for bypass grafting of the posterior interventricular artery”. Anat Sci Int vol 87: pp 150-4
3. Benedetto U, Raja SG, Albanese A, Amrani M, Biondi-Zoccai G, Frati G (2015): “Searching for the second best graft for coronary artery bypass surgery: a network meta-analysis of randomized controlled trials”. Eur J Cardiothorac Surg. Vol 47: pp 59–65:
4. Brenda Martinez G, Cynthia GR, Alejandro QG, Victor ER, Claudia NE, Rodrigo EE, Santo GP (2017): “Conduits used in coronary artery bypass grafting: a review of morphological studies”. Ann Thorac Cardiovasc Surg. Vol 178: pp 129-35
5. Cater CM, Gitter R, Gett K (1996): “Spasm of the gastroepiploic artery use for coronary artery bypass grafting”, Am J Cardiol, Vol 77, page 1022-23
6. Dignan RJ, Yeh T, Jr, Dyke CM, et al (1992): “Reactivity of gastroepiploic and internal mammary arteries: relevance to coronary artery bypass grafting”. J Thorac Cardiovasc Surg. Vol 103: pp 116–22
7. Gaudino M, Taggart D, Suma H, Puskas JD, Crea F, Massetti M (2015): “The choice of conduits in coronary artery bypass surgery”. J Am Coll Cardiol. ; Vol 66: pp 1729-37
8. 66. Gou-Wei H (2006): “Consideration in the choice of arterial grafts”. In: Gou-Wei H, editor. Arterial grafting for coronary artery bypass surgery. 2nd ed. Berline, Heidelberg: Springer, pp 81-6
9. He GW (1999): “Arterial grafts for coronary artery bypass grafting: biological characteristics, functional classification, and clinical choice”. Ann Thorac Surg ; Vol 67: pp 277-84
10. Mc Cormack D, Ham A (1987): “Ham’s Histology. 9th ed. Philadelphia”: Lippincott Williams and Wilkins, pp 444
11. Suma H, Fukumoto H, Takeuchi A (1987): “Coronary artery bypass grafting by utilizing in situ right gastroepiploic artery: basic study and clinical application”. Ann Thorac Surg; Vol 44: pp 394–7
12. Suma H, Takanashi R (1990): “Arteriosclerosis of the gastroepiploic and internal thoracic arteries”. Ann Thorac Surg ; Vol 50: pp 413–6 (113)
13. Suma H, Wanibuchi Y, Furuta S, Isshiki T, Yamaguchi T, Takanashi R (1991): “Comparative study between the gastroepiploic and the internal thoracic artery as a coronary bypass graft. Size, flow, patency, histology”. Eur J Cardiothorac Surg. Vol 5: pp 244–7
14. Van Son JA, Smedts F, Vincent JG, van Lier HJ, Kubat K (1990): “Comparative anatomic studies of various arterial conduits for myocardial reascularization”. J Thorac Cardiovasc Surg. Vol 99: pp 703–7
15. Viral M. Bhanvivadia, Nandini J, Desai, Neeru M. Agarwal (2013): “Study of coronary atherosclerosis by Modified American Heart Association classification of atherosclerosis- An autopsy study”, J Clinical and Diagnostic Research, Vol 7(11), page 2494-97 16. Zipes L, Braunwald B (2002): Braunwald’s Heart Disease. A textbook of Cardiovascular medicine . Vol 1 7th ed.