Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận bằng mạch máu nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Thành Đỗ Tất , Hà Phạm Thanh, Thành Nguyễn Văn , Hằng Bùi Thị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phẫu thuật mở bụng thay đoạn động mạch chủ bụng bằng mạch máu nhân tạo trong điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận là một phẫu thuật phổ biến. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ phình động mạch chủ bụng vẫn còn là một thách thức cho ngành phẫu thuật mạch máu, đặc biệt bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao do lớn tuổi, nhiều bệnh lý phối hợp. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra những yếu tố tiên lượng cho phẫu thuật và kết quả sớm của phẫu thuật phình động mạch chủ bụng đoạn dưới ĐM thận.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Đối tượng là bệnh nhân phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận được phẫu thuật thay đoạn động mạch bằng mạch máu nhân tạo tại Bệnh viện ĐK tỉnh Thái Bình từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021.


Kết quả: Có tất cả 40 trường hợp ( 28 nam và 12 nữ) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình của nghiên cứu là 68,7 ± 8,95 tuổi. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá Lipid. Đa số là túi phình hình thoi, đường kính  túi phình trong khoảng 5-8cm chiếm đa số, chiều dài cổ túi phình 1,8 ± 0,75cm. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật là 100%. Biến chứng sớm sau mổ hay gặp nhất và viêm phổi. Không có biến chứng về mảnh máu nhân tạo. Có 02 trường hợp tử vong sau mổ do suy đa phủ tạng. Điểm GA (Glasgow Aneurysm) dự báo tự vong tốt. Điểm Hardman dự báo tử vong khá.


Kết luận: Phẫu thuật thay đoạn ĐM chủ bụng bằng mạch máu nhân tạo là một phẫu thuật phổ biến với những trương hợp phình ĐM chủ bụng vỡ và những trường hợp phình ĐM chủ bụng không có chỉ định can thiệp nội mạch (EVAR), tuy nhiên cần xác định tốt các yếu tố tiên lượng trước mổ để tránh các biến chứng của phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Ánh Ngọc, Đoàn Quốc Hưng (2014). Ứng dụng mạch nhân tạo tráng bạc trong phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng-chậu dưới thận tại Bệnh viện Việt Đức. Hà Nội: Trường Đại Học Y Hà Nội..
2. Lê Nữ Thị Hoà Hiệp và cộng sự (2005). "Phình động mạch chủ bụng dưới thận. Chỉ định phẫu thuật - kết quả điều trị ngoại khoa mổ mở". Y học TP Hồ Chí Minh, 9(1):tr.16-18.
3. Lê Văn Cường (2012). Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học:tr.169-278.
4. Văn Tần, Phan Thanh Hải, Lê Hoàng Ninh, Trần Thiện Hoà (2008). "Phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại TP Hồ Chí Minh: tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều tra 4807 người trên 50 tuổi". Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1):tr.1-8.
5. Văn Tần, Hồ Nam, Lê Nữ Hoà Hiệp (2004). "999 bệnh nhân phình động mạch chủ ở người Việt Nam: chỉ định điều trị, phẫu thuật và kết quả". Y học TP Hồ Chí Minh, 8(1):tr.521-534.
6. Brady A.R., et al. (2004). "Abdominal aortic aneurysm expansion: risk factors and time intervals for surveillance". Circulation, 110:p.16-21
7. Cambria R.P. (2010). Arterial aneurysms. Rutherford's Vascular Surgery. J. L. Cronenwett and K. W. Johnston. Saunders Elsevier:p.1920-2013
8. Collin J., et al. (1988). "Oxford screening programme for abdominal aortic aneurysm in men aged 65 to 74 years". Lancet, 2:p.613-615.
9. DeBruin J.L., et al. (2010). "Long-Term Outcome of Open or Endovascular Repair of Abdominal Aortic Aneurysm". The New England Journal of Medicine, 362(20):p.1881-1889.