Kết quả sớm và một số yếu tố liên quan của phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Hiền Nguyễn Sinh , Phong Nguyễn Hữu, Ngọc Nguyễn Minh, Hùng Nguyễn Đăng, Huy Đinh Xuân, Phương Nguyễn Thị Minh, Trọng Đỗ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nhằm đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật Fontan với ống nối ngoài tim, đồng thời phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến những kết quả này.


Đối tượng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang. Chúng tôi hồi cứu 71 BN được phẫu thuật Fontan tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS22.


Kết quả: tỉ lệ tử vong và thất bại sớm với tuần hoàn Fontan là 4,2%. Áp lực động mạch phổi sau mổ cao là yếu tố nguy cơ của tử vong và thất bại sớm. Thời gian thở máy trung bình là 62,86 ±108,17 giờ, nữ giới, chiều cao thấp, van nhĩ thất chung hoặc kết nối nhĩ thất dạng hai van làm tăng nguy cơ thở máy kéo dài. Thời gian điều trị hồi sức trung bình là 6,46±6,32 ngày, nữ giới, chiều cao thấp, và hở van nhĩ thất vừa – nhiều sau mổ làm tăng nguy cơ điều trị hồi sức kéo dài. Thời gian dẫn lưu màng phổi trung bình là 16,96±10,23, 18% BN có dẫn lưu màng phổi  trên 21 ngày, cân nặng thấp là yếu tố nguy cơ của dẫn lưu màng phổi kéo dài. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 23,89±11,83 ngày, tuổi phẫu thuật, bão hòa oxy máu trước mổ, phẫu thuật sửa van nhĩ thất kèm theo, và tình trạng hở van nhĩ thất sau mổ là những yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện sau mổ kéo dài.


Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật Fontan phù hợp trong hoàn cảnh thực tế của chúng ta. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả sớm sau phẫu thuật, việc nhận định những yếu tố có thể phần nào sẽ giúp ích trong kế hoạch điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dai TD, Thanh LN, Van DTH, Tien DA. Yếu tố tiên lượng của thất bại với tuần hoàn fontan giai đoạn sớm: kết quả sau 8 năm triển khai phẫu thuật fontan. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2020;30:90-103. doi:10.47972/vjcts.v30i.479
2. Nhut PHM, Vien NMT, Phan NV. Kết quả phẫu thuật fontan cho các bệnh tim bẩm sinh phức tạp chỉ có một tâm thất chức năng tại viện tim TPHCM. Tạp Chí Phẫu Thuật Tim Mạch Và Lồng Ngực Việt Nam. 2015;11:11-15. doi:10.47972/vjcts.v11i.229
3. Rogers LS, Glatz AC, Ravishankar C, et al. 18 Years of the Fontan Operation at a Single Institution. J Am Coll Cardiol. 2012;60(11):1018-1025. doi:10.1016/j.jacc.2012.05.010
4. Salvin JW, Scheurer MA, Laussen PC, et al. Factors Associated With Prolonged Recovery After the Fontan Operation. Circulation. 2008;118(14_suppl_1):S171-S176. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.107.750596
5. Iyengar AJ, Winlaw DS, Galati JC, et al. The extracardiac conduit Fontan procedure in Australia and New Zealand: hypoplastic left heart syndrome predicts worse early and late outcomes. Eur J Cardiothorac Surg. 2014;46(3):465-473. doi:10.1093/ejcts/ezu015
6. Petrossian E, Reddy VM, Collins KK, et al. The extracardiac conduit Fontan operation using minimal approach extracorporeal circulation: Early and midterm outcomes. J Thorac Cardiovasc Surg. 2006;132(5):1054-1063. doi:10.1016/j.jtcvs.2006.05.066
7. Rijnberg FM, Blom NA, Sojak V, et al. A 45-year experience with the Fontan procedure: tachyarrhythmia, an important sign for adverse outcome. Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2019;29(3):461-468. doi:10.1093/icvts/ivz111
8. Ovroutski S, Sohn C, Barikbin P, et al. Analysis of the Risk Factors for Early Failure After Extracardiac Fontan Operation. Ann Thorac Surg. 2013;95(4):1409-1416. doi:10.1016/j.athoracsur.2012.12.042
9. Murphy MO, Glatz AC, Goldberg DJ, et al. Management of early Fontan failure: a single-institution experience†. Eur J Cardiothorac Surg. 2014;46(3):458-464. doi:10.1093/ejcts/ezu022
10. Downing TE, Allen KY, Glatz AC, et al. Long-term survival after the Fontan operation: Twenty years of experience at a single center. J Thorac Cardiovasc Surg. 2017;154(1):243-253.e2. doi:10.1016/j.jtcvs.2017.01.056
11. Song Y, Wang L, Zhang M, et al. Predictive factors contributing to prolonged recovery in patients after Fontan operation. BMC Pediatr. 2022;22(1):501. doi:10.1186/s12887-022-03537-2
12. Cho S, Kim WH, Choi ES, et al. Outcomes after extracardiac Fontan procedure with a 16-mm polytetrafluoroethylene conduit. Eur J Cardiothorac Surg. 2018;53(1):269-275. doi:10.1093/ejcts/ezx238
13. Chungsomprasong P, Soongswang J, Nana A, et al. Medium and Long-Term Outcomes of Fontan Operation. 2011;94(3):8.
14. Tran DD, Le TN, Dang VHT, Vo HL. Predictors of Prolonged Pleural Effusion After the Extracardiac Fontan Procedure: A 8-Year Single-Center Experience in Resource-Scare Setting. Pediatr Cardiol. 2021;42(1):89-99. doi:10.1007/s00246-020-02457-1
15. Grosse-Wortmann L, Drolet C, Dragulescu A, et al. Aortopulmonary collateral flow volume affects early postoperative outcome after Fontan completion: a multimodality study. J Thorac Cardiovasc Surg. 2012;144(6):1329-1336. doi:10.1016/j.jtcvs.2012.03.032
16. Sasaki J, Dykes JC, Sosa LJ, et al. Risk Factors for Longer Hospital Stay Following the Fontan Operation. Pediatr Crit Care Med. 2016;17(5):411-419. doi:10.1097/PCC.0000000000000701