Kinh nghiệm điều trị phẫu thuật viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến tại viện Tim thành phố Hồ Chí Minh

Dũng Văn Hùng , Trạng Bùi Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị ngoại khoa cho viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến thường rất phức tạp và có nhiều biến chứng hậu phẫu nặng nề. Chỉ định và thời điểm phẫu thuật vẫn còn nhiều tranh luận.


Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến được can thiệp phẫu thuật tại Viện Tim TP HCM từ 1995 đến 2020.


Kết quả:


Có 138 (24,3%) trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến được can thiệp phẫu thuật trong 568 trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng được phẫu thuật. Trong nhóm này, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng nguyên phát trên van tim tự nhiên là 15, trên bệnh tim bẩm sinh là 30, trên bệnh van tim từ trước là 56, sau đặt máy tạo nhịp buồng tim phải là 2 và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thứ phát sau phẫu thuật thay van tim hoặc đặt vòng van là 35 trường hợp. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nhóm Streptoccoci spp (42%) và Staphyloccocus aureus (29,7%). Trong lúc mổ 100% tìm thấy sùi và 42 trường hợp có áp xe vòng van.


Về phẫu thuật lấy sùi và giải quyết thương tổn bẩm sinh: 30, tạo hình van: 24, thay van: 77, lấy bỏ điện cực: 2 và Bentall: 5 trường hợp. Tử vong phẫu thuật có 11 trường hợp (8%): 3 do xuất huyết não-màng não, 4 do suy đa cơ quan và 4 do suy tim. Mổ lại sớm trong vòng 3 tháng đầu và sau một năm đầu do hở van tái phát hoặc sút van nhân tạo lần lượt là 12 và 4 trường hợp. Thời gian theo dõi trung vị sau phẫu thuật là 11,2 năm. Tử vong muộn: 6 (4 do suy tim nặng, 1 do xuất huyết não tái phát và 1 trường hợp đột tử ). Các trường hợp còn lại đều ổn định.


Kết luận:


Phẫu thuật cho bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng đang diễn tiến có kết quả khả quan mặc dù gặp nhiều biến chứng và thời gian điều trị kéo dài. Can thiệp phẫu thuật sớm giúp giải quyết triệt để thương tổn với tỉ lệ tử vong chấp nhận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. LM. Baddour, WR. Wilson, AS. Bayer, VG. Fowler, IM. Tleyjeh, M J. Rybak, et al. Infective Endocarditis in Adults: Diagnosis, Antimicrobial Therapy, and Management of Complications. Circulation. 2015;132:00-00. DOI: 10.1161/ CIR.000000000000296.
2. JS. Li, DJ. Sexton, N Mick, R Nettles, VG. Fowler, T Ryan, T Bashore, and GR. Corey. Proposed Modifications to the Duke Criteria for the Diagnosis of Infective Endocarditis. Clinical Infectious Diseases 2000;30:633–8
3. JG. Byrne, K. Rezai, JA. Sanchez, RA. Bernstein, E. Okum, M. Leacche, et al. Surgical Management of Endocarditis: The Society of Thoracic Surgeons Clinical Practice Guideline. Ann Thorac Surg 2011;91:2012–9.
4. G. Habib, P. Lancellotti, MJ. Antunes, MG. Bongiorni, JP Casalta, F. Del Zotti, et al. 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis. European Heart Journal doi:10.1093/eurheartj/ehv319.
5. Gösta B. Pettersson, Syed T. Hussain.Current AATS guidelines on surgical treatment of infective endocarditis Ann Cardiothorac Surg 2019;8(6):630-644.
6. F Caes, T Bové, YV Belleghem, G Vandenplas, GV Nooten and K. François.Reappraisal of a single-center policy on the contemporary surgical management of active infective endocarditis. Interac CardioVasc Thorac Surg 2017;18: 169–176.
7. P Chen, C Chang, Y Chuang, I Chen and T Lin. Modified commando procedure in complicated infective endocarditis ─ a case series. J Cardiothorac Surg 2021; 16:79
8. TJ Cahill, BD Prendergast. Infective Endocarditis. Lancet 2016,V.287:882-893.
9. S Funakoshi, S Kaji, A Yamamuro, T Tani, M Kinoshita, Y Okada, and Y Furukawa. Impact of early surgery in the active phase on long-term outcomes in left-sided native valve infective endocarditis. J Thorac Cardiovasc Surg 2011;142:836-4.
10. DH. Kang, YJ Kim, SH Kim, BJ Sun, DH Kim, SC Yun, JM Song, et al. Early Surgery versus Conventional Treatment for Infective Endocarditis. N Engl J Med 2012;366:2466-73.
11. NA. Morris, M. Matiello, JL. Lyons, and MA. Samuels. Neurologic Complications in Infective Endocarditis: Identification, Management, and Impact on Cardiac Surgery. The Neurohospitalist 2014, Vol. 4(4) 213-222
12. M Musci, M Hubler, A Amiri, J Stein, S Kosky, R Meyer, Y Weng, R Hetzer. Surgical treatment for active infective prosthetic valve endocarditis: a 22-year single-center experience. Euro J Cardio-thorac Surg 2010;38: 528—538
13. M. Rossi, A. Gallo, R. Joseph De Silva and R. Sayeed. What is the optimal timing for surgery in infective endocarditis with cerebrovascular complications? Interac CardioVasc Thorac Surg 2011;0: 1–9 doi:10.1093/icvts/ivr010
14. D Yoshiokaa, K Todaa, T Sakaguchia, S Okazakib, T Yamauchia, S Miyagawaa, et al. OSCAR study group. Valve surgery in active endocarditis patients complicated by intracranial hemorrhage: the influence of the timing of surgery on neurological outcomes. Eur J Cardio-Thorac Surg 2014;45: 1082–1088.
15. F. Thuny, JY. Gaubert, A. Jacquier, L. Tessonnier, S. Cammilleri, D. Raoult, G. Habib. Imaging investigations in infective endocarditis: current approach and perspectives. Archives of Cardiovascular disease 2013;106:52-62.
16. P.Y.K. Pang, YK. Sin, CH.Lim, TE.Tan, SL.Lim, VT.T. Chao and YL.Chua. Surgical management of infective endocarditis: an analysis of early and late outcomes. Euro J Cardio-Thorac Surg 2015;47: 826–832
17. ASV.Shah, DA. McAllister, P Gallacher, F Astengo, JA Rodríguez Pérez, J Hall, M et al. Incidence, Microbiology, and Outcomes in Patients Hospitalized with Infective Endocarditis. Circulation 2020;141:2067–2077. doi: 10.1161/circulationaha.119.044913
18. M Luehr, N Bauernschmitt, S Peters, Y Li, O Heyn, A Dashkevich, et al. Incidence and surgical outcomes of patients with native and prosthetic aortic valve endocarditis. Ann Thorac Surg 2019; 110(1): 93-101.