Phẫu thuật điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ hai cánh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Bệnh hẹp van động mạch chủ hai cánh xuất phát từ bất thường bẩm sinh dạng hai cánh của van động mạch chủ. Bệnh tiến triển trong thời gian dài dẫn đến tổn thương đồng thời của van và động mạch chủ. Phẫu thuật là biện pháp hiệu quả điều trị đồng thời cả hai tổn thương này. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả một số đặc điểm quan trọng về chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ hai cánh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ hai cánh, được thực hiện phẫu thuật thay van động mạch chủ và các tổn thương khác đi kèm tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội, từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2023. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu.
Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện với 25 bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân có tổn thương hẹp khít van động mạch chủ do vôi hóa và giãn, phồng động mạch chủ lên với chênh áp trung bình là 56,7mmHg và 36,0% phồng động mạch chủ lên đường kính từ 45mm trở lên. Dạng bất thường hai cánh của van động mạch chủ yếu là dạng cánh chung vành phải – vành trái. 8,0% bệnh nhân được phẫu thuật khi đã có suy tim nặng (EF < 30%) do bệnh tiến triển trong thời gian dài. 36,0% được thay van động mạch chủ đơn thuần, 36,0% được thay đồng thời van động mạch chủ và động mạch chủ lên, 24,0% được bọc động mạch chủ lên bằng mạch nhân tạo. Biến chứng: 1 bệnh nhân tử vong do lóc động mạch chủ Stanford A trong mổ dẫn tới suy đa tạng sau mổ; 1 trường hợp mổ lại vì chảy máu và 1 mổ lại tạo hình xương ức do toác xương ức. 96,0% bệnh nhân ra viện với kết quả tốt.
Kết luận: Phẫu thuật là phương pháp cho phép điều trị đồng thời cả tổn thương van tim cũng như động mạch chủ trong bệnh hẹp van động mạch chủ hai lá vôi hóa. Bên cạnh kĩ thuật thay thế bằng mạch nhân tạo, phồng động mạch chủ lên có kích thước không quá lớn có thể được bọc bằng mạch nhân tạo với mục đích giảm thiểu nguy cơ của phẫu thuật và đảm bảo kết quả lâu dài cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh van động mạch chủ hai cánh, hẹp van động mạch chủ, an động mạch chủ vôi hóa, phồng động mạch chủ lên, thay van động mạch chủ, thay động mạch chủ lên
Tài liệu tham khảo
2. Otto CM, Nishimura RA, Bonow RO, Carabello BA, Erwin JP, Gentile F, et al. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. 2021;143(5):e72-e227.
3. Phạm Mạnh Hùng, Đinh Huỳnh Linh. Cập nhật về chỉ định thay van động mạch chủ qua đường ống thông. Tim mạch học Việt Nam. 2019;90:40-6.
4. Ngô Thành Hưng, Nguyễn Công Hựu, Nguyễn Trần Thủy, Nguyễn Hoàng Nam, Phạm Thành Đạt, Lê Ngọc Thành, et al. Kết quả sớm phẫu thuật tái tạo van động mạch chủ hai lá van bằng màng ngoài tim tự thân. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;137(1):125-34.
5. Sievers H-H, Schmidtke C. A classification system for the bicuspid aortic valve from 304 surgical specimens. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2007;133(5):1226-33.
6. Baumgartner H, De Backer J, Babu-Narayan SV, Budts W, Chessa M, Diller G-P, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of adult congenital heart disease: The Task Force for the management of adult congenital heart disease of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Adult Congenital Heart Disease (ISACHD). European Heart Journal. 2021;42(6):563-645.
7. Braverman AC, Güven H, Beardslee MA, Makan M, Kates AM, Moon MR. The bicuspid aortic valve. Current problems in cardiology. 2005;30(9):470-522.
8. Kravchenko I, Kravchenko V, Sytar L, Pantas O, Dykuha S, Atamanyuk M, et al. Surgical treatment of bicuspid aortic valve disease. Journal of Cardiothoracic Surgery. 2013;8(S1):P7.
9. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Ngọc Quang, Đinh Huỳnh Linh, Tạ Mạnh Cường, Nguyễn Thị Thu Hoài, et al. Đánh giá hiệu quả sớm của kĩ thuật thay van động mạch chủ qua đường ống thông để điều trị bệnh nhân hẹp khít van động mạch chủ. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2016;74:17-24.
10. Erdogan HB, Kayalar N, Ardal H, Omeroglu SN, Kirali K, Guler M, et al. Risk Factors for Requirement of Permanent Pacemaker Implantation After Aortic Valve Replacement. Journal of Cardiac Surgery. 2006;21(3):211-5.
11. González-Santos JM, Arnáiz-García ME. Wrapping of the ascending aorta revisited—is there any role left for conservative treatment of ascending aortic aneurysm? Journal of thoracic disease. 2017;9(Suppl 6):S488.
12. El Gamel A. Ascending Aortic Aneurysm Wrapping: The Renaissance of an Old Technique. Heart, Lung and Circulation. 2019;28(12):1770-2.
13. Flecka T, Ehrlicha M, Czernya M, Wolnera E, Grabenwogerb M, Grimma M. Intraoperative iatrogenic type A aortic dissection and perioperative outcome. (1569-9285).
14. Losenno KL, Goodman RL, Chu MWA. Bicuspid Aortic Valve Disease and Ascending Aortic Aneurysms: Gaps in Knowledge. Cardiology Research and Practice. 2012;2012:1-16.