Nghiên cứu kết quả phẫu thuật hẹp đường ra thất phải

Nguyễn Văn Phan

Main Article Content

Abstract

Mở đầu & Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn
hạn và trung hạn của phẫu thuật mở rộng đường
ra thất phải tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh;
Xác định tỷ lệ hẹp tồn lưu, tái hẹp; Xác định tỷ lệ
bảo tồn van và vòng van ĐMP.
Phương pháp: Hồi cứu hàng loạt các trường
hợp lâm sàng từ 1992 đến 2009 trên các số liệu
thu thập được từ 181 bệnh nhân được phẫu thuật
hẹp đường ra thất phải và khám lại.
Kết quả: Theo dõi ngắn hạn và trung hạn: Tỷ
lệ tử vong bệnh viện thấp 3,3%; chảy máu 2,2%;
nhiễm trùng 2,2%; không có trường hợp nào tái
hẹp phải mổ lại; chênh áp TP – ĐMP sau mổ
giảm, trung bình 33,29 mmHg. Tỷ lệ bảo tồn van
và vòng van ĐMP: 1,6% cắt van, còn lại xẻ mép
van; đối với hẹp vòng van và hẹp phễu thất phải:
19,89% trường hợp xẻ vòng van.
Kết luận: Phẫu thuật mở rộng đường ra thất
phải cho kết quả tốt, ít biến chứng, chênh áp TP -
ĐMP sau mổ thấp tương ứng với đánh giá của
nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, còn cần nghiên cứu
theo dõi lâu dài hơn để đánh giá đầy đủ về bệnh
lý này.

Article Details

References

1. Đào Hữu Trung. “Hẹp van động mạch phổi. Siêu
âm tim và bệnh lý tim mạch tập I”. Tái bản lần II.
TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học; 2001.
2. Lê Ngọc Thành. “Luận án Tiến sỹ Y học”:
Trường Đại học Y Hà Nội, 2001.
3. Nguyễn Khánh Dư. “Bệnh Hẹp Động mạch Phổi
đơn thuần”: 72-75. Phẫu thuật cc bệnh tim. Nhà
xuất bản Y học; 1983.
4. Phạm Nguyễn Vinh. “Bệnh tim bẩm sinh ở người
lớn. Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch tập I”. Tái
bản lần II. Tp.Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học;
2001.
5. Phan Kim Phương. “Điều trị phẫu thuật các
bệnh tim bẩm sinh thường gặp”: 265-282. Điều
trị học ngoại khoa Lồng ngực – Tim mạch. Đại
học Y Dược TP HCM; 2008.
6. Blalock A, Fieffer RF Jr. “Valvulotomy for the
relief of congenital valvular pulmonary stenosis
with intact ventricular septum”. Report of
nineteen operations by the Brock method. Ann
Surg 1950;132:496.
7. Hanley FL, Sade RM, FreedomRM, Blackstones
EH, Kirklin JW. ”Outcomes in critically ill
neonates with pulmonary stenosis and intact
ventricular septum: a multiinstitutional study”.
Congenital Heart Surgeons Society. J Am Coll
Cardiol 1993;22:183.
8. Kirlin JW, Barratt - Boyes BG. ”Pulmonary
stenosis and intact ventricular septum”. Cardiac
Surgery. 3rd edition. Pennsylvania: Churchill
Livingstone; 2003: 1075 - 1095.