Kết quả phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em

Đỗ Anh Tiến1, Nguyễn Bá Phong, Nguyễn Trần Thuỷ1,2,
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y dược

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá khả năng thực hiện và kết quả của phẫu thuật ít xâm lấn điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em.


Tóm tắt: thông liên thất phần phễu là lỗ thông nằm ở dưới van động mạch phổi và van động mạch chủ, chiếm khoảng 6% thông liên thất, với người châu á thì phổi biến hơn với 30% tổng số thông liên thất. Hiện tại bệnh có chỉ định mổ sớm nếu suy tim và tăng áp phổi không kiểm soát được bằng thuốc và phòng tránh sa lá van động mạch chủ. Phẫu thuật ít xâm lấn đã được thực hiện thường qui với lỗ thông liên thất phần quanh màng, với lỗ thông liên thất phần phễu còn nhiều thách thức khi thực hiện kỹ thuật này, chính vì vậy chứng tôi thực hiện đề tài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả. Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 7 năm 2024, có 33 trẻ em bị thông liên thất phần phễu được phẫu thuật ít xâm lấn quá nách phải. Kết quả: Tuổi trung bình 11,47 tháng, cân nặng trung bình 7,35 kg. Siêu âm tim kích thước lỗ thông trung bình 6,2 mm. Áp lực động mạch phổi; 32,6 mmHg. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo: 68,5 phút. Thời gian cặp động mạch chủ: 47,3 phút. Không có bệnh nhân phải chuyển mở xương ức. Thời gian thở máy trung bình 14,4 giờ. Không có bệnh nhân tử vong sau mổ, không có biến chứng thần kinh, chảy máu, rối loạn nhịp. siêu âm sau mổ lỗ thông được vá kín, không bị hở van động mạch chủ. Bệnh nhân được khám lại trung bình 9 tháng. Lâm sàng suy tim ROSS I.  Siêu âm tim lỗ thông kín, không tăng áp lực động mạch phổi.


Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách phải điều trị bệnh thông liên thất phần phễu ở trẻ em có thể tiến hành an toàn với kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Minette, M.S. and D.J. Sahn, Ventricular septal defects. Circulation, 2006. 114(20): p. 2190-7.
2. Dakkak, W., M.H. Alahmadi, and T.I. Oliver, Ventricular Septal Defect, in StatPearls. 2024: Treasure Island (FL).
3. Ammash, N.M. and C.A. Warnes, Ventricular septal defects in adults. Ann Intern Med, 2001. 135(9): p. 812-24.
4. Hopkins, M.K., et al., Evaluation and Management of Maternal Congenital Heart Disease: A Review. Obstet Gynecol Surv, 2018. 73(2): p. 116-124.
5. Brizard, C., Surgical repair of infundibular ventricular septal defect and aortic regurgitation. Semin Thorac Cardiovasc Surg Pediatr Card Surg Annu, 2006: p. 153-60.
6. Yacoub, M.H., et al., Anatomic correction of the syndrome of prolapsing right coronary aortic cusp, dilatation of the sinus of Valsalva, and ventricular septal defect. J Thorac Cardiovasc Surg, 1997. 113(2): p. 253-60; discussion 261.
7. Lun, K., et al., Analysis of indications for surgical closure of subarterial ventricular septal defect without associated aortic cusp prolapse and aortic regurgitation. Am J Cardiol, 2001. 87(11): p. 1266-70.
8. Shamsuddin, A.M., et al., Surgery for doubly committed ventricular septal defects. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 2016. 23(2): p. 231-4.
9. Anderson, B.R., et al., Contemporary outcomes of surgical ventricular septal defect closure. J Thorac Cardiovasc Surg, 2013. 145(3): p. 641-7.
10. Dodge-Khatami, J. and A. Dodge-Khatami, Advantages of a mini right axillary thoracotomy for congenital heart defect repair in children. Cardiol Young, 2022. 32(2): p. 276-281.