Đặc điểm hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm doppler

Võ Tuấn Anh1, , Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Nguyễn Thời Hải Nguyên, Lê Trung Đức Tài
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Vị trí và sự phân bố của tĩnh mạch suy có liên quan với các đặc điểm lâm sàng và góp phần quyết định chiến lược điều trị.


Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 5/2023 đến 5/2024. Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp siêu âm Doppler mạch máu chi dưới ghi nhận có suy tĩnh mạch. Các kiểu trào ngược của suy tĩnh mạch hiển lớn được phân loại thành 4 loại như sau: loại 1, trào ngược ở cả vùng mắt cá chân và chỗ nối hiển đùi; loại 2, trào ngược vùng mắt cá chân, chỗ nối hiển đùi bảo tồn; loại 3, trào ngược ở chỗ nối hiển đùi, vùng mắt cá chân bảo tồn; loại 4, trào ngược toàn bộ tĩnh mạch hiển lớn.


Kết quả: Có 130 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 59 ± 11, tỷ lệ nữ / nam = 2,2. Tỷ lệ suy tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu lần lượt là 91,0; 15,8 và 15,0%. Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn C2 với 37,6%. Các vị trí trào ngược tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất là giữa đùi, trên gối và dưới gối (>70%). 96,7% trường hợp có trào ngược ở giữa đùi và/hoặc dưới gối. Tỷ lệ các kiểu trào ngược 1, 2, 3, 4 của tĩnh mạch hiển lớn lần lượt là 34,2; 24,3; 23,7 và 17,8%. CEAP 4 có xuất độ cao nhất ở kiểu 3,4 và thấp nhất ở kiểu 1. Điểm VCSS ở kiểu 1, 2 nhỏ hơn có ý nghĩa so với kiểu 3, 4.


Kết luận: Suy tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất ở bệnh nhân có suy tĩnh mạch. Trào ngược ở van tận cùng (kiểu 3 và 4) liên quan với mức độ lâm sàng nặng. Kiểm tra trào ngược ở vị trí giữa đùi và dưới gối có thể giúp tăng khả năng phát hiện suy tĩnh mạch hiển lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thuỷ Hằng, Trần Minh Hoàng, Nguyễn Thị Minh Trang. Tương quan giữa đặc điểm trên siêu âm Doppler và triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2022;26(2).
2. Vũ Minh Phúc, Hoàng Văn Quân, Nguyễn Văn Sơn. Kinh nghiệm qua 689 chi bị suy tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng laser 1470 nm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;510(1).
3. Lê Quang Hưng, Phạm Mai Hương (2015). Nghiên cứu đặc điểm siêu âm Doppler mạch và lâm sàng ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới. Y Học Việt Nam. 2:21-26.


4. Mendoza E, Blättler W, Amsler F (2013). Great saphenous vein diameter at the saphenofemoral junction and proximal thigh as parameters of venous disease class. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 45(1):76-83.
5. M. Garcia-Gimeno, S. Rodriguez-Camarero, S. Tagarro-Villalba, et al. Reflux patterns and risk factors of primary varicose veins' clinical severity. Phlebology. 2013;28(3):153-61.
6. P. Pittaluga, S. Chastane, B. Rea, et al. Classification of saphenous refluxes: implications for treatment. Phlebology. 2008;23(1):2-9.
7. S. Yilmaz, B. Cakir Pekoz, N. Dincer, et al. Classification of reflux patterns in patients with great saphenous vein insufficiency and correlation with clinical severity. Diagn Interv Radiol. 2021;27(2):219-24.