Đánh giá kết quả trung hạn trong điều trị chấn thương ngực kín có gãy nhiều xương sườn nặng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn trong điều trị chấn thương ngực kín (CTNK) có gãy nhiều xương sườn nặng (gãy ≥ 3 xương sườn di lệch hoặc gãy phức tạp hoặc có mảng sườn di động).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Một trăm sáu mươi bốn bệnh nhân được chẩn đoán CTNK có gãy xương sườn trong thời gian từ 10/2020 đến 10/2023 nhập viện: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, nhóm 1: nhóm CTNK có phẫu thuật cố định xương sườn bằng nẹp vít, nhóm 2: nhóm CTNK không phẫu thuật cố định xương sườn bằng nẹp vít (điều trị bảo tồn). Nghiên cứu mô tả đa trung tâm có theo dõi dọc có nhóm chứng không ngẫu nhiên.
Kết quả: Hơn 3/4 bệnh nhân nam giới (75,6%). Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính chiếm tỉ lệ 65,9%. Điểm đau (VAS) trung bình sau mổ 1 tháng 0,83 điểm ở nhóm phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng nẹp vít (nhóm phẫu thuật), trong khi ở nhóm điều trị bảo tồn là 1,47 điểm (p < 0,05). Sau 3 tháng, biến chứng tràn máu khoang màng phổi ở nhóm điều trị bảo tồn là 3,1% cao hơn nhóm điều trị phẫu thuật có tỉ lệ 1,6%; sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê. Đánh giá tiêu chí chất lượng cuộc sống (CLCS) ở nhóm phẫu thuật sau 1 tháng trung bình là 0,7 điểm, sau 3 tháng là 0,95 điểm. Trong khi đó nhóm điều trị bảo tồn, điểm CLCS sau 1 tháng là 0,62 điểm; sau 3 tháng là 0,77 điểm (p < 0,01).
Kết luận: Kết quả trung hạn khi điều trị CTNK có gãy nhiều xương sườn nặng, việc chọn phương pháp phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng nẹp vít cho thấy hiệu quả vượt trội hơn so với điều trị bảo tồn: cải thiện tình trạng đau ngực, tỉ lệ biến chứng thấp, nâng cao CLCS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy xương sườn, mảng sườn di động, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo
https://doi.org/10.53347/rID-43893
2. Ziegler D, W Agarwal, Nikhileshwer N The morbidity and mortality of rib fractures. Trauma and acute care surgery. 1994;37(6):975-979.
doi: 10.1097/00005373-199412000-00018
3. Lafferty, P.M., J. Anavian, R.E. Will, et al. (2011). Operative treatment of chest wall injuries: indications, technique, and outcomes. JBJS, 93(1), 97-110.
https://doi.org/10.2106/JBJS.I.00696
4. Beks, R.B., M.B. de Jong, R.M. Houwert, et al. (2019). Long-term follow-up after rib fixation for flail chest and multiple rib fractures. European Journal of Trauma and Emergency Surgery, 45, 645-654.
https://doi.org/10.1007/s00068-018-1009-5
5. Marasco, S., G. Lee, R. Summerhayes, et al. (2015). Quality of life after major trauma with multiple rib fractures. Injury, 46(1), 61-65.
doi: 10.1016/j.injury.2014.06.014
6. Caragounis, E.-C., M. Fagevik Olsén, D. Pazooki, et al. (2016). Surgical treatment of multiple rib fractures and flail chest in trauma: a one-year follow-up study. World Journal of Emergency Surgery, 11(1), 1-7.
doi: 10.1186/s13017-016-0085-2
7. Landreneau, R.J., J.M. Hinson, Jr., S.R. Hazelrigg, et al. (1991). Strut fixation of an extensive flail chest. Ann Thorac Surg, 51(3), 473-5.
doi: 10.1016/0003-4975(91)90871-m
8. Mayberry, J.C., A.D. Kroeker, L.B. Ham, et al. (2009). Long-term morbidity, vain, and disability after repair of severe chest wall injuries. The American surgeon, 75(5), 389-394.
doi:10.1177/000313480907500508
9. Campbell, D., N. Arnold, E. Wake, et al. (2021). Three-dimensional volume-rendered computed tomography application for follow-up fracture healing and volume measurements pre–surgical rib fixation and post–surgical rib fixation. Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 91(6), 961-965.
doi: 10.1097/TA.0000000000003383
10. Farquhar, J., Y. Almahrabi, G. Slobogean, et al. (2016). No benefit to surgical fixation of flail chest injuries compared with modern comprehensive management: results of a retrospective cohort study. Canadian journal of surgery, 59(5), 299.
doi: 10.1503/cjs.000515