Phương pháp điều trị hybrid trong điều trị phình động mạch chủ ngực bụng phức tạp

Nguyễn Hoàng Định1,2, , Lâm Đắc Huy
1 Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
2 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phình động mạch chủ ngực bụng (Thoracoabdominal Aortic Aneurysms-TAAA) là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ do nguy cơ xuất hiện các biến chứng nặng nề như vỡ túi phình, tử vong mà còn do tính phức tạp trong quá trình điều trị. Bên cạnh phẫu thuật hở với nguy cơ phẫu thuật rất cao, đặc biệt là ở các bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền, hiện nay can thiệp nội mạch toàn bộ (Total Endovascular), bao gồm đặt ống ghép nội mạch có mở cửa sổ (Fenestrated Stent Graft) hoặc đặt ống ghép nội mạch có nhánh (Branched Stent Graft) đã trở thành một lựa chọn thay thế ít nguy cơ hơn. Tuy nhiên, do tính phức tạp của cấu trúc giải phẫu phình động mạch chủ ngực bụng, nên can thiệp nội mạch toàn bộ không hề dễ dàng và đòi hỏi kỹ thuật cũng như chi phí cao. Để hỗ trợ phẫu thuật hở và can thiệp nội mạch toàn bộ, đối với các trường hợp TAAA Crawford loại III, IV và V chúng ta có thể sử dụng phương pháp điều trị hybrid thông qua 2 bước: phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch tạng và tiến hành đặt ống ghép nội mạch che phủ túi phình sau đó.


Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo một trường hợp TAAA Crawford III sử dụng phương pháp điều trị hybrid và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình phẫu thuật cũng như theo dõi sau mổ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp TAAA Crawford III được điều trị thành công bằng phương pháp điều trị hybrid thông qua hai bước. Bước đầu tiên là chuyển vị các nhánh động mạch thân tạng, mạc treo tràng trên, động mạch thận phải và thận trái vào động mạch chậu chung hai bên. Bước thứ hai là đặt ống ghép nội mạch để che phủ đoạn phình động mạch chủ ngực bụng. Quá trình theo dõi, xử trí rò nội mạch loại II với kết quả tốt.


Kết Luận: Điều trị phình động mạch chủ ngực bụng phân loại Crawford loại III trên trường hợp này là hiệu quả và an toàn. Đây là báo cáo 1 trường hợp do đó, cần có thêm các nghiên cứu với số lượng lớn hơn để đánh giá hiệu quả lâu dài của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Clouse, Y.D., et al., Improved prognosis of thoracic aortic aneurysms: a population-based study. Jama, 1998. 280(22): p. 1926-9.
2. Davies, R.R., et al., Yearly rupture or dissection rates for thoracic aortic aneurysms: simple prediction based on size. Ann Thorac Surg, 2002. 73(1): p. 17-27; discussion 27-8.
3. Galland, B., Rutherford's Vascular Surgery, 7th edn. Ann R Coll Surg Engl. 2011 Mar;93(2):176. doi: 10.1308/003588411X561062.
4. Rigberg, D.A., et al., Thirty-day mortality statistics underestimate the risk of repair of thoracoabdominal aortic aneurysms: a statewide experience. J Vasc Surg, 2006. 43(2): p. 217-22; discussion 223.
5. Higashiura, Y., Endovascular Treatment for Thoracoabdominal Aortic Aneurysm and Complex Abdominal Aortic Aneurysm Using Fenestrated and Branched Grafts. Interv Radiol (Higashimatsuyama), 2020. 5(3): p. 103-113.
6. Damrauer, S.M. and R.M. Fairman, Visceral Debranching for the Treatment of Thoracoabdominal Aortic Aneurysms: Based on a Presentation at the 2013 VEITH Symposium, November 19-23, 2013 (New York, NY, USA). Aorta (Stamford), 2015. 3(2): p. 67-74.
7. Arnaoutakis, D.J., et al., Comparative outcomes of open, hybrid, and fenestrated branched endovascular repair of extent II and III thoracoabdominal aortic aneurysms. J Vasc Surg, 2020. 71(5): p. 1503-1514.
8. Rosset, E., et al., Editor's choice--hybrid treatment of thoracic, thoracoabdominal, and abdominal aortic aneurysms: a multicenter retrospective study. Eur J Vasc Endovasc Surg, 2014. 47(5): p. 470-8.
9. Tshomba, Y , et al., Clinical outcomes of hybrid repair for thoracoabdominal aortic aneurysms. Ann Cardiothorac Surg, 2012. 1(3): p. 293-303.