Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý van ba lá tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E

Thủy Nguyễn Trần, Trung Hoàng Văn , Hựu Nguyễn Công

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hở van ba lá là một trong các bệnh van tim phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng 65-85% dân số. Hở van ba lá tiên phát có nguyên nhân tại van ba lá  bao gồm thấp tim, thoái hoá, bẩm sinh, nhiễm trùng,… Hở van ba lá thứ phát phổ biến hơn, liên quan đến rối loạn chức năng thất phải, giãn vòng van, thường thứ phát sau các bệnh van tim bên trái (đặc biệt là bệnh lý van hai lá), rung nhĩ, tăng áp lực động mạch phổi.  Phẫu thuật mở xương ức truyền thống với ưu điểm phẫu trường rộng rãi, thuận tiện cho các thao tác kỹ thuật, tuy nhiên phương pháp còn nhiều sang chấn, nguy cơ viêm xương ức. Phẫu thuật nội soi tránh mở xương ức với ưu điểm giảm thiểu sang chấn, loại trừ viêm xương ức, có tính thẩm mỹ hơn đang trở thành xu thế và được ứng dụng ngày càng nhiều trong phẫu thuật tim mạch. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết qủa của phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý van ba lá tại trung tâm tim mạch.


Mục đích nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý van ba lá tại trung tâm tim mạch, Bệnh viện E


Phương pháp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu được thu thập hồi cứu và tiến cứu.


Kết quả. Từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021, chúng tôi nghiên cứu có 42 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý van ba lá , trong đó có 13 nam (31%), 29  nữ (69%). Tuổi trung bình là 53.98 ± 12.51 năm. Số bệnh nhân mổ sửa van ba lá đồng thời mổ thay van hai lá là 34 bệnh nhân, số bệnh nhân mổ sửa van ba lá sau mổ thay van hai lá là 4 bệnh nhân, có 2 bệnh nhân hở van ba lá nặng do Osler, có 1 bệnh nhân mổ sửa van ba lá kết hợp vá lỗ thông liên nhĩ. Ngay sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân không còn hở hoặc hở nhẹ van ba lá có 35 bệnh nhân (83.3%), hở vừa có 6 bệnh nhân (14.3%), hở nặng có 1 bệnh nhân (2,4%), 41 bệnh nhân (97.6%) ổn định ra viện, 1 bệnh nhân (2.4%) tử vong sớm sau mổ. Thời gian theo dõi dài nhất là 17 tháng,  ngắn nhất là 6 tháng, kết qủa không còn hở van ba lá hoặc hở nhẹ  có 37  bệnh nhân (90.2%), hở vừa có 4 bệnh nhân (9.8%), không có bệnh nhân hở nặng van ba lá hoặc tử vong muộn.[1]


Kết luận. Phẫu thuật nội soi nội soi điều trị bệnh lý van ba lá mang laị kết qủa tốt, tính thẩm mỹ, ít biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Singh JP, Evans JC, Levy D, Larson MG, Freed LA, Fuller DL et al. Prevalence and clinical determinants of mitral, tricuspid, and aortic re- gurgitation (the Framingham Heart Study). Am J Cardiol 1999;83: 897–902.
[2] Taramasso M, Vanermen H, Maisano F, Guidotti A, La Canna G, Alfieri O. The growing clinical importance of secondary tricuspid regurgitation. J Am Coll Cardiol 2012;59:703–10.
[3] Dreyfus GD, Martin RP, Chan KM, Dulguerov F, Alexandrescu C. Functional tricuspid regurgitation: a need to revise our understanding. J Am Coll Cardiol 2015;65:2331–6.
[4] Tornos Mas P, Rodriguez-Palomares JF, Antunes MJ. Secondary tricuspid valve regurgitation: a forgotten entity. Curriculum topic: valvular heart diseases. Heart 2015;101:1840–8.
[5] Parolari A, Barili F, Pilozzi A, Pacini D. Ring or suture annuloplasty for tri-cuspid regurgitation? A meta-analysis review. Ann Thorac Surg 2014;98:2255–63.
[6] Kwak Jae-Jin, Kim Yong-Jin, Min Kyung, Kim Hyun-Kwan (2008), “Development of tricuspid regurgitation late after left-sided valve surgery: Sing-center experience with long-term echocardiography examination”, Am Heart J, Vol 155 (issue 4): pp. 732-7
[7] Bleiweis MS, De Virgilio C, Millikein JC, et al (1996), “Tricuspid valve surgery: 15 years experience”, J Nalt Med Assoc, 88(10), pp. 645-8.
[8] Bernal JM, Morales D, Revuelta C, et al (2005), “Reoperation after tricuspide valve repair”, J Thora Cardiovasc Surg, 130 (2), pp. 498- 503.
[9] Porter A, Shapira Y, Wurzel M, et al (1999), “Tricuspid regurgitation late after mitral valve replacement: Clinical and echocardiographic evaluation”, J Heart Valve Dis, 8 (1), pp. 57-62.
[10] Hồ Huỳnh Quang Trí (2010), Nghiên cứu tiến triển của hở van 3 lá sau phẫu thuật van 2 lá ở người bệnh van tim hậu thấp, Luận án Tiến Sĩ Y Học năm 2010, Đại học Y Dược Tp.HCM.
[11] Dreyfus GD, Corbi PJ, Chan KMJ, Bahrami T (2005), “Secondary tricuspid regurgitation or dilatation: Which should be the criteria for surgical repair ?”, Ann Thorac Surg, 79 (1), pp. 127-132.
[12] Frater R (2001), “Tricuspid insufficiency”, J ThoracCardiovasc Surg, 122 (3), pp. 427-429.
[13] Hoàng Anh Tuấn. Hoàng Quốc Toàn, Phẫu thuật sửa vòng van ba lá trong thay van hai lá tổn thương do thấp, Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, 2 (2012), 14-21
[14] Trương Nguyễn Hoài Linh (2015), Nghiên cứu kết quả các phương pháp sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van hai lá, Luận văn Tiến sĩ Y học năm 2015, Đại học Y Dược Tp. HCM
[15] Wang Guohua, Sun Zongquan, Xia Jiahong, Deng Yongzhi, Chen Jiajun, Su Gang (2008), “Predictors of secondary tricuspid regurgitation after left-sided valve replacement”, Surg Today publish in Japan, Vol 38 (issue 9), pp. 778-83.
[16] Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, Bongiorni MG,Casalta JP,DelZotti F,Dulgheru R,El Khoury G, Erba PA, Iung B, Miro JM, Mulder BJ, Plonska-Gosciniak E, Price S, Roos- Hesselink J, Snygg-Martin U, Thuny F, Tornos Mas P, Vilacosta I, Zamorano JL. ESC guidelines for the management of infective endocarditis: The task force for the manage- ment of infective endocarditis of the European Society of Cardiology (ESC). Endorsed by: European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the European Association of Nuclear Medicine (EANM). European Heart Journal. 2015;36:3075-3128. DOI: 10.1093/eurhe artj/ehv319
[17] Dawood MY, Cheema FH, Ghoreishi M, et al. Contemporary outcomes of operations for tricuspid valve infective endocarditis. Ann Thorac Surg 2015;99:539-46.
[18] Remadi JP, Habib G, Nadji G, Brahim A, Thuny F, Casalta JP, Peltier M, Tribouilloy C. Predictors of death and impact of surgery in Staphylococcus aureus infective endocarditis. The Annals of Thoracic Surgery. 2007;83:1295-1302
[19] Sagie A, Schwammenthal E, Padial LR, et al.: Determinants of functional tricuspid regurgitation in incomplete tricuspid valve closure: Doppler color flow study of 109 patients. J Am Coll Cardiol 1994, 24:446–453.
[20] Carpentier A. Cardiac valve surgery—the “French correction.” JThorac Cardiovasc Surg 1983; 86(3):323 – 337.
[21] Fukuda S, Saracino G, Matsumura Y, et al.: Three-dimensional geometry of the tricuspid annulus in healthy subjects and in patients with functional tricuspid regurgitation: a real-time, 3-dimensional echocardiographic study. Circulation 2006, 114(1 Suppl 1):I492–I498.
[22] Sukmawan R, Watanabe N, Ogasawara Y, et al.: Geometricchanges of tricuspid valve tenting in tricuspid regurgitationsecondary to pulmonary hypertension quantified by novelsystem with transthoracic real-time 3-dimensional echocardiography.J Am Soc Echocardiogr 2007.
[23] Deloche A., Guerinon J, Fabiani JN, et al., Anatomical study of rheumatic tricuspid valvulopathies. Applications to the criticalstudy of various methods of annuloplasty (French). ArchMal Coeur Vaiss 1974; 67(5):497 – 505
[24] Abe T, Tukamoto M, Yanagiya M, et al (1989), “De Vega's annuloplasty for acquired tricuspid disease: early and late result in 110 patients”, Ann Thorac Surg, 48(5), pp. 670-6.
[25] Peterffy A, Jonasson R, Szamori A, et al (1980), “Comparision of Kay's and De Vega's annuloplasty in surgical treatement of tricuspid incompetence. Clinical and haemodynamic results in 62 patients”, Scand J Thorac Cardiovasc Surg, 14 (3), pp. 249-55.
[26] Shemin R Ji (2008), “Tricuspid Valve Disease “Cardiac Surgery in the Adult”, New York: Mc Graw-Hill, pp. 1111-1128.
[27] Dreyfus GD, Raja SG, John Chan KM. Tricuspid leaflet augmentation to address severe tethering in functional tricuspid regurgitation. Eur J Cardiothorac Surg. (2008) 34:908–10. doi: 10.1016/j.ejcts.2008.07.006
[28] Lapenna E, De Bonis M, Verzini A, La Canna G, Ferrara D, Calabrese MC, et al. The clover technique for the treatment of complex tricuspid valve insufficiency: midterm clinical and echocardiographic results in 66 patients. Eur J Cardiothorac Surg. (2010) 37:1297–303. doi: 10.1016/j.ejcts.2009. 12.020
[29] De Bonis M, Del Forno B, Nisi T, Lapenna E, Alfieri O. Tricuspid valve disease: surgical techniques. In: Soliman OI, ten Cate FJ, editors. Practical Manual of Tricuspid Valve Diseases. Cham: Springer (2018). pp. 329–52.
[30] Tang GHL, David TE, Sing SK, et al (2006), "Tricuspid valve repair with an annuloplasty ring results in improved long-term outcomes", Circulation, 114 (suppl I), pp.I-577-I-581.
[31] Xiao XJ, Huang HL, Zhang JF, et al (2004), “Surgical treatment of late tricuspid regurgitation after left cardiac valve replacement”, Heart Lung and Circulation, 13 (1), pp. 65-69.