Tình trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh phẫu thuật tim hở tại bệnh viện tim hà nội năm 2023

Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Trần Thủy, Vũ Thy Cầm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: phẫu thuật tim hở là điều trị chuyên sâu, giúp làm giảm triệu chứng, giảm điều trị bằng thuốc, kéo dài cuộc sống và tăng chất lượng sống cho người mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu về lo âu của người bệnh giúp Điều dưỡng chú trọng hơn đến chăm sóc tinh thần trước và sau phẫu thuật cho người bệnh.


Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 222 người bệnh có phẫu thuật tim hở trong thời gian tháng 8 đến tháng 12 năm 2022 tại Bệnh viện Tim Hà Nội.


Kết quả: Điểm trung bình của thang lo âu trước phẫu thuật là 6,23 (±4,08), sau phẫu thuật là 2,79 (±2,61); có 96 người (43,2 %) có dấu hiệu và có triệu chứng lo âu trước phẫu thuật, 19 người (8,6%) lo âu sau phẫu thuật. Những vấn đề người bệnh lo âu gồm: thời gian chờ đợi phẫu thuật (62,2%), đau sau phẫu thuật (28,4%), phẫu thuật không thành công (23,0%), không tỉnh sau gây mê (14,9%), hay ảnh hưởng xấu từ sai xót trong phẫu thuật (11,7%). Những vấn đề lo âu về sự chăm sóc của người thân và sự quan tâm của nhân viên y tế chỉ ở mức thấp dưới 5%. Giới tính, tuổi, thời gian bị bệnh, ảnh hưởng từ người xung quanh và khả năng chi trả là những yếu tố chính liên quan đến lo âu (p< 0,05).


Kết luận: người bệnh có khá nhiều vấn đề lo âu trước và sau phẫu thuật, người Điều dưỡng phải tìm hiểu những tâm tư lo lắng của họ để động viên hỗ trợ tinh thần cũng như thể chất để cải thiện sức khỏe tâm thần giúp họ nhanh chóng bình phục.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phillip J.T and Robert A.B, “Depression, anxiety, and cardiac morbidity outcomes after coronary artery bypass surgery: a contemporary and practical review: Depression, anxiety, and cardiac morbidity outcomes after coronary artery bypass surgery: a contemporary and practical review,” Journal of Geriatric Cardiology, vol. 9, no. 2, pp. 197–208,
2. Chaudhury S, Saini S, Bakhla K.A, and Singh j, “Depression and Anxiety following Coronary Artery Bypass Graft: Current Indian Scenario,” Cardiology Research and Practice, vol. 2016, pp. 1–6,
3. Thái Hoàng Đế, Dương Thị Mỹ Thanh (2011). Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa huyên An Phú.
4. Nguyen Hoang Long (2018 ). Factors related to postoperative symptoms among patients undergoing abdominal surgery. Journal of military pharmaco-medicine n03.”
5. Tran V Loi, Samartkit N and P K (2014), “Factors related to preoperative anxiety among patients undergoing abdominal surgery at Thai Nguyen hospital, Vietnam, Proceedings of the 1st International Nursing Conference,” vol. Thailand., 2014.
6. Phạm Quang Minh, Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thị Linh (2020). Khảo sát tình trạng lo âu, Stress trước phẫu thuật ở bệnh nhân mổ phiên tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu y học, 134 (10): 85 – 92.
7. Albert PR (2015). Why is depression more prevalent in women? J Psychiatry Neurosci 2015;40:219.
8. Ebirim L, Tobin M (2010). Factors Responsible For Pre-Operative Anxiety In Elective Surgical Patients At A University Teaching Hospital: A Pilot Study. The Internet Journal of Anesthesiology. 2010, 29(2), 1-6.