So sánh hiệu quả Ketofol và Etomidate trong khởi mê bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái được phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành

Vũ Thị Thục Phương1,, Trần Công Thành, Bùi Đức Tâm1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khởi mê là giai đoạn có nhiều biến động về huyết động, làm mất cân bằng giữa nhu cầu và cung cấp oxy cơ tim, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim trên những BN đã có tổn thương mạch vành và suy giảm chức năng tâm thu thất trái. Chính vì vậy, duy trì ổn định huyết động trong quá trình khởi mê là cực kỳ quan trọng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả sự thay đổi một số giá trị huyết động và đánh giá chất lượng đặt nội khí quản (NKQ) trong quá trình khởi mê khi sử dụng ketofol và etomidate trên bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái được phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ - động mạch vành.


Đối tượng và phương pháp: Tổng số 159 BN người lớn được phẫu thuật bắc cẩu chủ vành với tuần hoàn ngoài cơ thể tại Khoa Gây mê hồi sức-Bệnh viện Tim Hà Nội trong nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: 83 BN nhóm ketofol (được tiêm tĩnh mạch 0,75mg/kg ketamin + 1,5mg/kg propofol) và 76 BN nhóm etomidate được tiêm tĩnh mạch etomidate liều 0,2mg/kg. Chúng tôi ghi nhận các biến số huyết áp động mạch tâm thu (SAP), huyết áp động mạch tâm trương (DAP), huyết áp động mạch trung bình (MAP), nhịp tim (HR) tại các thời điểm trước khởi mê, sau đặt NKQ và chất lượng đặt NKQ.


Kết quả: Huyết áp giảm nhiều nhất từ thời điểm trước khởi mê cho đến trước lúc đặt NKQ và sau đó duy trì ở mức ổn định tại thời điểm sau đặt NKQ 1 phút, 2 phút và 3 phút ở cả hai nhóm nghiên cứu (p>0.05). Nhịp tim ở nhóm ketofol không tăng lên trong quá trình khởi mê, mặt khác có xu hướng giảm (5±8%) và khi so sánh với nhóm etomidate thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p=0.283). Chất lượng đặt ống NKQ khi sử dụng ketofol (rất tốt 51,8%; tốt 48,2%) tương tự như sử dụng etomidate (rất tốt 52,6%; tốt 47,4%).


Kết luận: Sử dụng ketofol và etomidate khởi mê cho thấy sự ổn định huyết động và chất lượng đặt NKQ là như nhau trên BN phẫu thuật CABG có suy giảm chức năng thất trái.[1]

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baradari, Afshin Gholipour, et al. "A randomized clinical trial comparing hemodynamic responses to ketamine-propofol combination (ketofol) versus etomidate during anesthesia induction in patients with left ventricular dysfunction undergoing coronary artery bypass graft surgery." Archives of Medical Science 13.5 (2017): 1102-1110.
2. Bovill, J. G. "Intravenous anesthesia for the patient with left ventricular dysfunction." Seminars in cardiothoracic and vascular anesthesia. Vol. 10. No. 1. 708 Glen Cove Avenue, Glen Head, NY 11545, USA: Westminster Publications, Inc., 2006.
3. Yao, Yun-tai, et al. "Anesthetic induction with etomidate in cardiac surgical patients: a PRISMA-compliant systematic review and meta-analysis." Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia 35.4 (2021): 1073-1085.
4. Luna, A., A. Gupta, and S. Aggarwal. "Comparison of a ketamine-propofol combination and etomidate for anaesthesia induction on haemodynamic parameters in patients undergoing coronary artery bypass grafting." Southern African Journal of Anaesthesia and Analgesia 28.4 (2022): 151-155.
5. Aghdaii, Nahid et al. “Hemodynamic Responses to Two Different Anesthesia Regimens in Compromised Left Ventricular Function Patients Undergoing Coronary Artery Bypass Graft Surgery: Etomidate-Midazolam Versus Propofol-Ketamine.” Anesthesiology and pain medicine vol. 5,3 (2015): e27966.
6. N. T. T. Huyền và N. H. Tú. So sánh hiệu quả khởi mê, thoát mê và tác dụng trên tuần hoàn giữa gây mê kết hợp Propofol TCI với Ketamin và Etomidate với Sevofluran ở người cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 519.1 (2022): 199-203.
7. Topcuoglu, Pelin Traje et al. “Ketamine, but not priming, improves intubating conditions during a propofol-rocuronium induction.” Canadian journal of anaesthesia = Journal canadien d'anesthesie vol. 57,2 (2010): 113-9.