Đặc điểm hình thái tiểu nhĩ trái trên cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim

Phạm Thị An1, , Trần Thị An1, Trần Tiến Mạnh
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm hình thái tiểu nhĩ trái trên cắt lớp vi tính ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 66 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được chụp cắt lớp vi tính đa dãy ở bệnh viện Tim Hà Nội trong thời gian từ 8/2020 đến 10/2022. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm xét nghiệm điện tâm đồ, siêu âm tim. Chúng tôi khảo sát kích thước tiểu nhĩ trái, số thùy và hình thái tiểu nhĩ trái trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy.


Kết quả: Từ 8/2020 đến 10/2022 có 66 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 58,4 ± 10,8 tuổi với tỉ lệ nam/nữ 3/1. Tỉ lệ hình thái tiểu nhĩ trái gồm hình cánh gà, hình ống gió, hình súp lơ và hình xương rồng theo thứ tự lần lượt là 56,6%; 19,7%; 12,1%; và 10,6%. Phần lớn tiểu nhĩ trái trong nhóm nghiên cứu có 2 thùy (51,5%), 3 thùy (21,2%), 1 thùy (18,2%), và 4 thùy (9,1%). Nghiên cứu không thấy sự khác biệt về hình thái tiểu nhĩ trái theo điểm CHA2DS2-VASc, và các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ (giới, suy tim, THA, ĐTĐ, đột quỵ). Những bệnh nhân có giãn nhĩ trái (LAVi > 34 ml/m2) có đường kính miệng và diện dịch lớn hơn so với nhóm không có giãn nhĩ trái (p lần lượt là < 0,001 và 0,008).


Kết luận: Tiểu nhĩ trái có 4 loại hình thái chính là hình cánh gà, hình ống gió, hình súp lơ và xương rồng trong đó hình thái cánh gà là phổ biến nhất. Phần lớn các tiểu nhĩ trái có 2 thùy và 3 thùy. Không thấy sự khác biệt về hình thái tiểu nhĩ trái theo nhóm tuổi, các yếu tố nguy cơ rung nhĩ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kimura T, Takatsuki S Fau - Inagawa K, Inagawa K Fau - Katsumata Y, Katsumata Y Fau - Nishiyama T, Nishiyama T Fau - Nishiyama N, Nishiyama N Fau - Fukumoto K, et al. Anatomical characteristics of the left atrial appendage in cardiogenic stroke with low CHADS2 scores. 2013(1556-3871 (Electronic)).
2. Wang Y, Di Biase L, Horton RP, Nguyen T, Morhanty P, Natale A. Left atrial appendage studied by computed tomography to help planning for appendage closure device placement. Journal of cardiovascular electrophysiology. 2010;21(9):973-82.
3. Korhonen M, Parkkonen J, Hedman M, Muuronen A, Onatsu J, Mustonen P, et al. Morphological features of the left atrial appendage in consecutive coronary computed tomography angiography patients with and without atrial fibrillation. PLoS One. 2017;12(3):e0173703.
4. Veinot JP, Harrity Pj Fau - Gentile F, Gentile F Fau - Khandheria BK, Khandheria Bk Fau - Bailey KR, Bailey Kr Fau - Eickholt JT, Eickholt Jt Fau - Seward JB, et al. Anatomy of the normal left atrial appendage: a quantitative study of age-related changes in 500 autopsy hearts: implications for echocardiographic examination. 1997(0009-7322 (Print)).
5. He J, Fu Z, Yang L, Liu W, Tian Y, Liu Q, et al. The predictive value of a concise classification of left atrial appendage morphology to thrombosis in non-valvular atrial fibrillation patients. Clin Cardiol. 2020;43(7):789-95.
6. Blackshear JL, Odell JA. Appendage obliteration to reduce stroke in cardiac surgical patients with atrial fibrillation. Ann Thorac Surg. 1996;61(2):755-9.
7. Yamamoto M, Seo Y, Kawamatsu N, Sato K, Sugano A, Machino-Ohtsuka T, et al. Complex left atrial appendage morphology and left atrial appendage thrombus formation in patients with atrial fibrillation. Circ Cardiovasc Imaging. 2014;7(2):337-43.
8. Fukushima K, Fukushima N, Kato K, Ejima K, Sato H, Fukushima K, et al. Correlation between left atrial appendage morphology and flow velocity in patients with paroxysmal atrial fibrillation. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. 2016;17(1):59-66.