Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trước và theo dõi sau phẫu thuật cầu nối chủ vành có tuần hoàn ngoài cơ thể

Ngọ Văn Thanh1, , Nguyễn Sinh Hiền1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thời gian nằm viện, hồi phục sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ngày càng trở nên ngắn hơn trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành vẫn có một tỷ lệ nhất định xảy ra biến cố bất lợi liên quan đến phẫu thuật và hồi sức. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân được phẫu thuật cầu nối chủ vành có tuần hoàn ngoài cơ thể.


Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 171 bệnh nhân được phẫu thuật cầu nối chủ vành tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 6/2016 đến Tháng 8 năm 2018.


Kết quả: Nhóm bệnh mạch vành ổn định 119 (69.6%) bệnh nhân, nhóm hội chứng vành cấp 52 (30.4%) bệnh nhân. Tỉ lệ nam giới gấp 3.6 lần nữ giới (p< 0.05). Điểm Euroscore II (0.6 – 6.42), EF < 50% sau mổ và đau ngực điển hình cao hơn ở nhóm hội chứng vành cấp (p<0.05). ProBnP tăng lên sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm (p<0.05), riêng CK, CKMB, Troponin T hs tăng sau phẫu thuật ở bệnh mạch vành ổn định. Thời gian thở máy, dùng thuốc tăng co bóp cơ tim và mổ lại cầm máu có sự khác biệt tăng ở nhóm HCVC so với BMV ổn định (p<0.05). Tỉ lệ mổ lại cầm máu là 3.5%, trong đó nhóm HCVC cao hơn (7.7% so với 1.7%), tử vong theo dõi đến 30 ngày sau mổ chiếm 2.3%.


Kết luận: Tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới, tình trạng suy tim tăng lên so với trước phẫu thuật cả ở siêu âm lẫn xét nghiệm. Bệnh nhân hội chứng vành cấp có tỉ lệ chảy máu phải mổ lại cao hơn bệnh mạch vành ổn định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Moazzami Kasra, Dolmatova Elena, Maher James et al (2017). In-Hospital Outcomes and Complications of Coronary Artery Bypass Grafting in the United States Between 2008 and 2012. J Cardiothorac Vasc Anesth. 31(1): p. 19-25.
2. Elisabeth M.J.P. Mouws, Ameeta Yaksh Paul Knops, Charles Kik Eric Boersma et al (2017). Early ventricular tachyarrhythmias after coronary artery bypass grafting surgery: Is it a real burden? Journal of Cardiology. 70: p. 263-270.
3. Vũ Trí Thành (2014). Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Luận án tiến sỹ Y học - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
4. Kim C., Redberg R. F., Pavlic T. et al (2007). A systematic review of gender differences in mortality after coronary artery bypass graft surgery and percutaneous coronary interventions. Clin Cardiol. 30(10): p. 491-5.
5. Nguyễn Trần Thủy, Dương Đức Hùng, Nguyễn Hữu Ước (2010). Kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ vành tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội.
6. Đào Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Thủy (2011). Nghiên cứu biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có thiếu máu cục bộ cơ tim Y Học Thực Hành. 774: p. 119-121.
7. Herlitz Johan, Brandrup-Wognsen Gunnar, Evander Maria Haglid et al (2010). Symptoms of chest pain and dyspnoea during a period of 15 years after coronary artery bypass grafting. European Journal of Cardio-thoracic Surgery. 37(1): p. 112-118
8. Nguyễn Công Hựu (2018). Nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E. Luận án tiến sỹ Y học.
9. Nalysnyk L, Fahrbach K, Reynolds M W et al (2003). Adverse events in coronary artery bypass graft (CABG) trials: a systematic review and analysis. Heart. 89(7): p. 767-772.