Đánh giá kết quả triệt đốt cuồng nhĩ điển hình dựa trên ứng dụng phương pháp lập bản đồ giải phẫu điện học 3 chiều tại Bệnh viện tim Hà Nội

Nguyễn Xuân Tuấn1,, Nguyễn Thế Nam Huy, Phan Thành Nam, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Đức Hạnh
1 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cuồng nhĩ là một loại rối loạn nhịp ít gặp trên lâm sàng, tuy nhiên đây rối loạn nhịp phức tạp kéo dài gây ra triệu chứng khó chịu và biến chứng nặng. Phương pháp triệt đốt cuồng nhĩ sử dụng chiếu tia X tồn tại nhiều bất cập như thời gian chiếu tia kéo dài, tỷ lệ thành công chỉ đạt 80-85%. Phương pháp triệt đốt có sử dụng phương pháp lập bản đồ điện học 3 chiều đã được sử dụng nhiều trong triệt đốt cuồng nhĩ điển hình nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả, vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này.


Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm điện tâm đồ, điện sinh lý và đánh giá kết quả, tính an toàn của cắt đốt cuồng nhĩ có ứng dụng phương pháp lập bản đồ giải phẫu điện học 3 chiều.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chùm ca bệnh trên 17 bệnh nhân được chẩn đoán cuồng nhĩ được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt từ 10/2019 đến 10/2022 tại bệnh viện tim Hà Nội.


Kết quả: Về hiệu quả triệt đốt cuồng nhĩ, có 100% bệnh nhân cuồng nhĩ gây được cơn và cắt đốt thành công cuồng nhĩ bằng RF. Về thời gian thực hiện thủ thuật, nghiên cứu của chúng tôi có trung bình là 103, 53 ± 74,64 phút cho mỗi thủ thuật, trong đó nhanh nhất là 20 phút và dài nhất là 360 phút. Về thời gian chiếu tia X, trung bình nghiên cứu của chúng tôi là 10,67 ± 9,86 phút, trong đó ngắn nhất là 4 phút và dài nhất là 45 phút.


Kết luận: Triệt đốt cuồng nhĩ điển hình dựa trên ứng dụng lập bản đồ 3 chiều có kết quả thành công cao tại bệnh viện tim Hà Nội.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Tim mạch.
2. Brembilla-Perrot B, Laporte F, Sellal JM, Schwartz J, Olivier A, Zinzius PY, et al. 1:1 atrial-flutter. Prevalence and clinical characteristics. (2013). Int J Cardiol. Vol 168.(4), Pp.3287–90
3. Lee KW, Yang Y, Scheinman MM, University of Califoirnia-San Francisco, San Francisco, CA, USA Atrial flutter: a review of its history, mechanisms, clinical features, and current therapy. (2005).Curr Probl Cardiol. Vol 30.(3), Pp.121–67
4. Dechering DG, Gonska B-D, Brachmann J, Lewalter T, Kuck K-H, Andresen D, et al. Efficacy and complications of cavo-tricuspid isthmus-dependent atrial flutter ablation in patients with and without structural heart disease: results from the German Ablation Registry. (2021). J Interv Card Electrophysiol. Vol 61.(1), Pp.55–62
5. Pérez FJ, Schubert CM, Parvez B, Pathak V, Ellenbogen KA, Wood MA. Long-term outcomes after catheter ablation of cavo-tricuspid isthmus dependent atrial flutter: a meta-analysis. (2009). Circ Arrhythm Electrophysiol. Vol 2.(4), Pp.393–401
6. Olgin JE, Kalman JM, Saxon LA, Lee RJ, Lesh MD. Mechanism of initiation of atrial flutter in humans: site of unidirectional block and direction of rotation. (1997). J Am Coll Cardiol. Vol 29.(2), Pp.376–84
7. Abi-Mansour P, Carberry PA, McCowan RJ, Henthorn RW, Dunn GH, Perry KT Conversion efficacy and safety of repeated doses of ibutilide in patients with atrial flutter and atrial fibrillation. Study Investigators. (1998). Am Heart J. Vol136.(4 Pt 1), Pp. 632–42
8. Calkins H. The 2019 ESC Guidelines for the Management of Patients with Supraventricular Tachycardia. (2019). Eur Heart J. Vol 40.(47), Pp.3812–3
9. Saoudi N, Cosío F, Waldo A, Chen SA, Iesaka Y, Lesh M, et al. A classification of atrial flutter and regular atrial tachycardia according to electrophysiological mechanisms and anatomical bases; a Statement from a Joint Expert Group from The Working Group of Arrhythmias of the European Society of Cardiology and the North American Society of Pacing and Electrophysiology. (2001). Eur Heart J. Vol 22.(14), Pp.1162–82
10. Spector P, Reynolds MR, Calkins H, Sondhi M, Xu Y, Martin A, et al. Meta-analysis of ablation of atrial flutter and supraventricular tachycardia. (2009). Am J Cardiol. Vol 104.(5), Pp.671–7.