Đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nhóm I
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nhóm I.
Phương pháp và kết quả: Từ tháng 9/2021 – 10/2022, 45 bệnh nhân tăng áp ĐMP nhóm I được ghi điện tâm đồ. Biên độ R ở V1 trung bình 9.2 ± 5.8 mm, biên độ P ở D2 trung bình 2.17 ± 1.05 mV, có 66,7% có trục phải và 64,4% có dạng qR ở V1. Bệnh nhân có độ WHO 3,4 có biên độ sóng P ở D2 cao hơn hẳn so với bệnh nhân có độ WHO 1,2 (2.75 ± 1.13 mm so với 1.91 ± 0.92; p=0,01). Dạng qR ở V1 cũng xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân có độ WHO 3,4 so với bệnh nhân có độ WHO 1,2 (92,8% so với 31,7%;p= 0,01).
Kết luận: Bệnh nhân Tăng áp động mạch phổi nhóm I hay gặp điện tâm đồ có dạng P ở D2>2,5 mm, qR ở V1 và trục phải. Biên độ sóng P ở D2 và dạng qR ở V1 có giá trị tiên lượng độ khó thở theo độ WHO.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng áp ĐMP nhóm I, đặc điểm điện tâm đồ
Tài liệu tham khảo
2. Galiè N, Humbert M, Vachiery JL, et al. 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: The Joint Task Force for the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS)Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Heart and Lung Transplantation (ISHLT). European Respiratory Journal. 2015;46(4):903-975. doi:10.1183/13993003.01032-2015
3. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2021). “Giá trị của một số chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát”. Luận văn chuyên khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Ortiz-Martin, Lara et al. “Heartbeats Do Not Make Good Pseudo-Random Number Generators: An Analysis of the Randomness of Inter-Pulse Intervals.” Entropy (Basel, Switzerland) vol. 20,2 94. 30 Jan. 2018
5. Sugrue A, Killu AM, DeSimone CV, Chahal AA, Vogt JC, Kremen V, Hai J, Hodge DO, Acker NG, Geske JB, Ackerman MJ, Ommen SR, Lin G, Noseworthy PA, Brady PA. Utility of T-wave amplitude as a non-invasive risk marker of sudden cardiac death in hypertrophic cardiomyopathy. Open Heart. 2017 Feb 23;4(1):e000561
6. Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Thu Hoài. Đánh Giá Chức Năng Thất Phải Bằng Siêu Âm Đánh Dấu Mô Cơ Tim ở Bệnh Nhân Tăng Áp Động Mạch Phổi Típ 1. Published online 2021.
7. Kovacs G, Avian A, Foris V, et al. Use of ECG and Other Simple Non-Invasive Tools to Assess Pulmonary Hypertension. PLOS ONE. 2016;11(12):e0168706. doi:10.1371/journal.pone.0168706
8. Kopec G, Tyrka A, Miszalski-Jamka T, et al. Electrocardiogram for the Diagnosis of Right Ventricular Hypertrophy and Dilation in Idiopathic Pulmonary Arterial Hypertension. Circ J. 2012;76(7):1744-1749. doi:10.1253/circj.CJ-11-1517
9. Cheng XL, He JG, Liu ZH, et al. The Value of the Electrocardiogram for Evaluating Prognosis in Patients with Idiopathic Pulmonary Arterial Hypertension. Lung. 2017;195(1):139-146. doi:10.1007/s00408-016-9967-z
10. Al-Naamani K, Hijal T, Nguyen V, Andrew S, Nguyen T, Huynh T. Predictive values of the electrocardiogram in diagnosing pulmonary hypertension. International Journal of Cardiology. 2008;127(2):214-218. doi:10.1016/j.ijcard.2007.06.005
11. Elitok A, Emet S, Karaayvaz EB, et al. The relationship between T‐wave peak‐to‐end interval and hemodynamic parameters in patients with pulmonary arterial hypertension. Ann Noninvasive Electrocardiol. 2020;25(5):e12764. doi:10.1111/anec.12764.