Kết quả can thiệp ngược dòng tổn thương tắc mạn tính động mạch chi dưới tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Hoàng Minh Lợi, Hoàng Văn, Phạm Hùng Cường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) phần lớn do nguyên nhân xơ vữa, có xu hướng gia tăng. Hiện nay can thiệp nội mạch đang chiếm nhiều ưu thế so với phẫu thuật trong điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính, ngay cả với các tổn thương phức tạp TASC C, D.


Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp ngược dòng tổn thương tắc mạn tính động mạch chi dưới


Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Từ 04/2021 đến 08/2023, thống kê mô tả 27 trường hợp can thiệp nội mạch ngược dòng tổn thương tắc mạn tính bệnh động mạch chi dưới tại khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Tim Hà Nội. Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay (ABI), các thông tin về thủ thuật can thiệp và các biến chứng sau thủ thuật, theo dõi ngắn hạn.


Kết quả: Bệnh nhân đau cách hồi nặng chiếm 70,4%, thiếu máu chi trầm trọng chiếm 29,6%, ABI trung bình là 0,59. Đa số là tổn thương phức tạp thuộc TASC II C và D (96,3%). Các vị trí mở đường vào ngược dòng được áp dụng là các mạch máu dưới gối vùng cố chân (động mạch chày trước: 33,3%, động mạch chày sau: 22,2%), động mạch khoeo: 14,8%, đoạn xa động mạch đùi nông: 7,4 %, động mạch đùi chung ngược dòng: 22,2%. Mở đường vào ngược dòng dưới hướng dẫn của siêu âm 92,6%, dưới màn tăng sáng (DSA): 7,4%. Lái dây dẫn dưới nội mạc: 74,1%, lái dây dẫn trong lòng mạch 25,9%. Thành công về kỹ thuật là 100%. Có 21 ca (77,8%) được đặt stent,  6 ca (22,2%) được nong bóng đơn thuần. Biến chứng sau thủ thuật gặp phải là giả phình tại vị trí chọc mạch (7,4%). Tỷ lệ tái thông mạch sau 1 tháng là 100%, sau 6 tháng là 83,3%.


Kết luận: Can thiệp nội mạch ngược dòng điều trị tổn thương tắc mạn tính động mạch chi dưới là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít xâm lấn. “Chìa khoá” để làm can thiệp ngược dòng là mở đường vào mạch máu đoạn xa.[1]

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hirsch AT, Criqui MH, Treat-Jacobson D, Regensteiner JG, Creager MA, Olin JW, Krook SH, Hunninghake DB, Comerota AJ, Walsh ME, et al. Peripheral arterial disease detection, awareness, and treatment in primary care. JAMA. 2001;286:1317–1324. doi: 10.1001/jama.286.11.1317
2. Diehm C, Schuster A, Allenberg JR, Darius H, Haberl R, Lange S, Pittrow D, von Stritzky B, Tepohl G, Trampisch HJ. High prevalence of peripheral arterial disease and co-morbidity in 6880 primary care patients: cross- sectional study. Atherosclerosis. 2004;172:95–105. doi: 10.1016/s0021-9150(03)00204-1
3. Grøndal N, Søgaard R, Lindholt JS. Baseline prevalence of abdominal aortic aneurysm, peripheral arterial disease and hypertension in men aged 65-74 years from a population screening study (VIVA trial). Br J Surg. 2015;102:902–906. doi: 10.1002/bjs.9825
4. Nguyen Lan Viet, Research on disease patterns of in-patients at the Vietnam Heart Institute during 2003-2007. Journal of Vietnamese Cardiology, 2010. 52: p. 11-17.
5. Banerjee S, Sarode K, Patel A, et al. Comparative assessment of guidewire and microcatheter vs a crossing device-based strategy to traverse infrainguinal peripheral artery chronic total occlusions. J Endovasc Ther. 2015;22(4):525–534.
6. Tepe G, Micari A, Keirse K, et al. Drug-coated balloon treatment for femoropopliteal artery disease: the chronic total occlusion cohort in the IN.PACT global study. JACC Cardiovasc Interv. 2019;12(5):484–493.
7. Vietnam National Heart Association, 2010 Recommendations on cardiovascular and metabolic diseases. Ho Chi Minh City Medical Publishing Company, 2010.
8. Norgren, L., et al., Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II). J Vasc Surg, 2007. 45 Suppl S: p. S5-67.
9. Kudo, T., F.A. Chandra, and S.S. Ahn, The effectiveness of percutaneous transluminal angioplasty for the treatment of critical limb ischemia: a 10-year experience. J Vasc Surg, 2005. 41(3): p. 423-35; discussion 435.
10. Hoang Van, Short-term outcomes of endovascular therapy for chronic lower extremity arterial disease, the Vietnam Journal of Cardiovascular and Thoracic Surgery, Vol. Special, 2021 Dec, p.212 - 219
11. Gerhard-Herman, M.D., et al., 2016 AHA/ACC Guideline on the Management of Patients With Lower Extremity Peripheral Artery Disease: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Circulation, 2017. 135(12): p. e686-e725.
12. Lee JH. Retrograde Tibio-Pedal Access Technique. J Cardiovasc Interv. 2023;2:e18. https://doi.org/10.54912/jci.2023.0005
13. Tips and tricks for a correct "endo approach". J Cardiovasc Surg (Torino). 2013 Dec;54(6):685-711. Authors. R Ferraresi 1, L M Palena, G Mauri, M Manzi
14. Ko, Y.G., et al., Improved technical success and midterm patency with subintimal angioplasty compared to intraluminal angioplasty in long femoropopliteal occlusions. J Endovasc Ther, 2007. 14(3): p. 374-81.
15. Ly Duc Ngoc, et al, Intervention results treatment of chronic total occlusion of the femoral artery at cardiovascular center – E hospital, the Vietnam Journal of Cardiovascular and Thoracic Surgery, Vol.40, 2023 Jan, p.37 – 46.
16. Dinh Huynh Linh, P.M.H., Nguyen Ngoc Quang, Nguyen Tuan Hai, Nguyen Anh Quan, Nguyen Thi Mai Huong, Dinh Thi Thu Huong, Short-term outcomes of endovascular therapy for chronic peripheral artery diseases. Journal of Vietnamese Cardiology, 2016. 75+76: p. 123-130.
17. Nguyen Duy Tan, T.Q.T., Outcomes of peripheral vascular interventions in patients with aortoiliac and lower extremity artery disease. vietnam medical journal, 2021. 498(n02 - January- 2021): p. 198-202.
18. Conrad, M.F., et al., Intermediate results of percutaneous endovascular therapy of femoropopliteal occlusive disease: a contemporary series. J Vasc Surg, 2006. 44(4): p. 762-9.