Đánh giá kết quả điều trị gãy xương sườn do chấn thương bằng phương pháp cố định xương tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Võ Tuấn Anh, Nguyễn Công Tiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu


Gãy xương sườn là một biến chứng thường gặp trong chấn thương ngực. Cố định xương sườn gãy là một phương pháp hiệu quả trong điều trị các trường hợp gãy xương sườn phức tạp, đặc biệt các ca có mảng sườn di động. Chúng tôi làm nghiên cứu này để đánh giá kết quả và hiệu quả của phương pháp phẫu thuật cố định xương sườn bị gãy bằng nẹp Titan tại bệnh viện đa khoa đồng nai trong năm 2022-2023.


Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, được thực hiện tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai 2022-2023.


Kết quả


Mẫu nghiên cứu có 34 trường hợp với 79% là nam giới, 75% do tai nạn giao thông. Tổn thương bên trái thường gặp hơn bên phải (55.9% vs 32.4%),  gãy cung sau thường gặp nhất (88.2%), 41.2% có mảng sườn di dộng. Các tổn thương đi kèm thường gặp là tràn khí (70.6%) tràn máu (76.5%) và dập phổi (64.7%). Thời gian phẫu thuật trung bình 115.1 ± 39.5 phút, hậu phẫu trung bình 10.12 ± 3.15 ngày và có 1 trường hợp phải mổ lại vì máu đông màng phổi. Đánh giá hiệu quả giảm đau qua việc so sánh pain scale trước và sau mổ ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa (7.47 ± 0.75 vs 3.35 ± 0.81, p<0.001).


Kết luận


Phẫu thuật cố định xương sườn là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả tốt trong việc điều trị các trường hợp gãy xương sườn phức tạp, mảng sườn di động và có thể triển khai ở các bệnh viện tuyến tỉnh. Cố định trên 50% các xương sườn bị gãy sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn, sớm trở về với công việc hằng ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sirmali Mehmet, M., A comprehensive analysis of traumatic rib fractures: morbidity, mortality and management. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 24(1): p. 133-8.
2. Liman Serife Tuba, S.T., Chest injury due to blunt trauma. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 23(3): p. 374-8.
3. Uoc, N.H., et al., Kết quả phẫu thuật kết hợp xương sườn gãy bằng tấm nẹp vít tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 2021. 31: p. 39-46.
4. Davignon, K.K., Pathophysiology and management of the flail chest. Minerva anestesiologica. 70(4): p. 193-9.
5. Dehghan Niloofar, N., Flail chest injuries: a review of outcomes and treatment practices from the National Trauma Data Bank. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 76(2): p. 462-8.
6. Athanassiadi Kalliopi, K., Prognostic factors in flail-chest patients. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 38(4): p. 466-71.
7. de Moya, M., R. Nirula, and W. Biffl, Rib fixation: Who, What, When? Trauma Surg Acute Care Open, 2017. 2(1): p. e000059.
8. Pieracci Fredric, M.F., A multicenter evaluation of the optimal timing of surgical stabilization of rib fractures. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 84(1): p. 1-10.
9. Pieracci Fredric, M.F., Surgical stabilization of severe rib fractures. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 78(4): p. 883-7.
10. Nickerson Terry, P.T., Outcomes of Complete Versus Partial Surgical Stabilization of Flail Chest. World journal of surgery. 40(1): p. 236-41.
11. Pieracci Fredric, M.F., A prospective, controlled clinical evaluation of surgical stabilization of severe rib fractures. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 80(2): p. 187-94.
12. Holcomb John, B.J., Morbidity from rib fractures increases after age 45. Journal of the American College of Surgeons. 196(4): p. 549-55.