Rò động mạch chủ - ống tiêu hóa thứ phát sau phẫu thuật thay ống ghép động mạch chủ bụng

Phan Duy Kiên1, , Nguyễn Trung Kiên1, Lê Kim Cao1,2, Nguyễn Đình Long Hải1, Phan Quốc Hùng1,3
1 Khoa Phẫu thuật Mạch Máu, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Kim Cao
3 Bộ môn Phẫu thuật Tim – Lồng ngực – Mạch máu, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rò động mạch chủ - tiêu hóa thứ phát là biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật thay ống ghép điều trị phình động mạch chủ bụng, chẩn đoán và điều trị là thánh thức đối với bác sĩ  phẫu thuật mạch máu.


Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhân, kết quả điều trị của loạt ca lâm sàng được chẩn đoán rò động mạch chủ - tiêu hóa thứ phát sau phẫu thuật thay ống ghép động mạch chủ bụng.


Phương pháp: Hồi cứu loạt ca bệnh.


Kết quả: Báo cáo 3 ca lâm sàng dò động mạch chủ - tiêu hóa thứ phát vào viện vì xuất huyết tiêu hóa, được phẫu thuật tháo bỏ hoàn toàn ống ghép nhiễm trùng, phục hồi lỗ rò ruột, làm cầu nối ngoài giải phẫu (nách - đùi và đùi - đùi), kết quả có 1 bệnh nhân tử vong sớm sau mổ do tình trạng suy đa cơ quan, 2 bệnh nhân hậu phẫu diễn tiến ổn định và được xuất viện.


Kết luận: Rò ống động mạch chủ tiêu hóa thứ phát là biến chứng hiếm gặp, chẩn đoán và điều trị thường rất khó, phẫu thuật sớm tháo bỏ ống ghép, làm cầu nối ngoài giải phẫu là phương pháp hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hallett JW, Jr., Marshall DM, Petterson TM, Gray DT, Bower TC, Cherry KJ, Jr., et al. Graft-related complications after abdominal aortic aneurysm repair: reassurance from a 36-year population-based experience. J Vasc Surg. 1997;25(2):277-84; discussion 85-6.
2. O'Hara PJ, Hertzer NR, Beven EG, Krajewski LP. Surgical management of infected abdominal aortic grafts: review of a 25-year experience. J Vasc Surg. 1986;3(5):725-31.
3. Brock RC. Aortic homografting; a report of six successful cases. Guys Hosp Rep. 1953;102(3):204-28.
4. Baril DT, Carroccio A, Ellozy SH, Palchik E, Sachdev U, Jacobs TS, Marin ML. Evolving strategies for the treatment of aortoenteric fistulas. J Vasc Surg. 2006;44(2):250-7.
5. Kakkos SK, Bicknell CD, Tsolakis IA, Bergqvist D, Hellenic Co-operative Group on Aortic S. Editor's Choice - Management of Secondary Aorto-enteric and Other Abdominal Arterio-enteric Fistulas: A Review and Pooled Data Analysis. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2016;52(6):770-86.
6. Kuestner LM, Reilly LM, Jicha DL, Ehrenfeld WK, Goldstone J, Stoney RJ. Secondary aortoenteric fistula: contemporary outcome with use of extraanatomic bypass and infected graft excision. J Vasc Surg. 1995;21(2):184-95; discussion 95-6.
7. Bergqvist D, Bjorck M. Secondary arterioenteric fistulation--a systematic literature analysis. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2009;37(1):31-42.
8. Goshtasby P, Henriksen D, Lynd C, Fielding LP. Recurrent aortoenteric fistula: case report and review. Curr Surg. 2005;62(6):638-43.
9. Hashimoto M, Goto H, Akamatsu D, Shimizu T, Tsuchida K, Kawamura K, et al. Long-Term Outcomes of Surgical Treatment with In Situ Graft Reconstruction for Secondary Aorto-Enteric Fistula. Ann Vasc Dis. 2016;9(3):173-9.
10. Batt M, Jean-Baptiste E, O'Connor S, Saint-Lebes B, Feugier P, Patra P, et al. Early and late results of contemporary management of 37 secondary aortoenteric fistulae. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2011;41(6):748-57.
11. Hưng ĐQ, Thắng ND, Dự PG, Hiền DT. Rò động mạch chủ - đường tiêu hóa. Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam. 2016(75):28 - 37.