Kết quả phẫu thuật Konno cải tiến điều trị bệnh hẹp phức tạp dưới van động mạch chủ ở trẻ em

Đỗ Anh Tiến1,2, Nguyễn Trần Thủy
1 Trường ĐH Y Dược ĐH quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt: Bệnh hẹp lan toả dưới van động mạch chủ cần được chẩn đoán, theo dõi và phẫu thuật để tránh gây hẹp nặng đường ra thất trái. Có nhiều phương pháp phẫu thuật như Konno – Rastan (tạo hình ống nối thất trái và động mạch chủ), sử dụng ống nối mỏm tâm thất với động mạch chủ… tuy nhiên các phương pháp này phải sử dụng mạch nhân tạo, van nhân tạo và sử dụng thuốc chống đông cũng như phải mổ lại. Phương pháp Konno cải tiến đã giải quyết được một phần các vấn đề trên. Để đánh giá kết quả phẫu thuật Konno cải tiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả một loạt ca bệnh. Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2022 có 8 bệnh nhân (5 bệnh nhân nam, 3 bệnh nhân nữ) chẩn đoán hẹp nặng lan toả dưới van động mạch chủ. Tuổi trung bình 5,6 tuổi  (1 tuổi- 10 tuổi), cân nặng trung bình 12,6 kg (6 – 23 kg). Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán hẹp lan toả dưới van động mạch chủ với chênh áp trung bình qua đường ra thất trái là 43 mmHg. Van động mạch chủ 3 lá van và không hở hoặc hở nhẹ.


Kết quả: Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo 76 phút (54 – 97 phút), thời gian cặp động mạch chủ 56 phút ( 48 – 57 phút). Không có bệnh nhân tử vong sau mổ, không có bệnh nhân  phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Siêu âm sau mổ thông liên thất kín, chênh áp qua đường ra thất trái 14 mm Hg, qua đường ra thất phải 8 mmHg. Van động mạch chủ không hở. Theo dõi trong vòng 61 tháng, không có bệnh nhân tử vong. Siêu âm chênh áp qua đường ra thất trái 10 mmHg, đường ra thất phải 6 mmHg. Van động mạch chủ bình thường.


Kết luận: Kết quả phẫu thuật Konno cải tiến cho kết quả tốt với chênh áp qua đường ra thất trái sau mổ và theo dõi thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Takahashi, Y. and Y. Hanzawa, Modified Konno procedure: surgical management of tunnel-like left ventricular outflow tract stenosis. Gen Thorac Cardiovasc Surg, 2014. 62(1): p. 3-8.
2. Metton, O., et al., Modified Konno operation for diffuse subaortic stenosis. Multimed Man Cardiothorac Surg, 2008. 2008(915): p. mmcts 2008 003426.
3. Cooley, D.A. and J.R. Garrett, Septoplasty for left ventricular outflow obstruction without aortic valve replacement: a new technique. Ann Thorac Surg, 1986. 42(4): p. 445-8.
4. Vouhe, P.R., et al., Diffuse subaortic stenosis: modified Konno procedures with aortic valve preservation. Eur J Cardiothorac Surg, 1993. 7(3): p. 132-6.
5. Roughneen, P.T., et al., Modified Konno-Rastan procedure for subaortic stenosis: indications, operative techniques, and results. Ann Thorac Surg, 1998. 65(5): p. 1368-75; discussion 1375-6.
6. Caldarone, C.A., et al., The modified Konno procedure for complex left ventricular outflow tract obstruction. Ann Thorac Surg, 2003. 75(1): p. 147-51; discussion 151-2.
7. Wright, G.B., et al., Fixed subaortic stenosis in the young: medical and surgical course in 83 patients. Am J Cardiol, 1983. 52(7): p. 830-5.
8. Brock, R. and P.R. Fleming, Aortic subvalvar stenosis; a report of 5 cases diagnosed during life. Guys Hosp Rep, 1956. 105(4): p. 391-408.
9. Spencer, F.C., et al., Anatomical variations in 46 patients with congenital aortic stenosis. Am Surg, 1960. 26: p. 204-16.
10. Konno, S., et al., A new method for prosthetic valve replacement in congenital aortic stenosis associated with hypoplasia of the aortic valve ring. J Thorac Cardiovasc Surg, 1975. 70(5): p. 909-17.
11. Cooley, D.A., et al., Left Ventricle to Abdominal Aorta Conduit for Relief of Aortic Stenosis. Cardiovasc Dis, 1975. 2(4): p. 376-383.