Kết quả phẫu thuật một thì bệnh thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ ở trẻ sơ sinh

Đỗ Anh Tiến1,2, Nguyễn Trần Thủy1,2,
1 Trường ĐH Y Dược ĐH quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật một thì bệnh thông liên thất có hẹp eo động mạch chủ ở trẻ sơ sinh


Tóm tắt: Bệnh thông liên thất kèm theo hẹp eo động mạch chủ là một tổn thương nặng cần phải phẫu thuật trong trong giai đoạn sơ sinh khi trẻ có tình trạng suy tim không kiểm soát được bằng thuốc. Có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật 2 thì với sửa eo động mạch chủ sau đó vá thông liên thất; phẫu thuật 1 thì (sửa eo động mạch chủ kết hợp vá thông liên thất). Để đánh giá kết quả phẫu thuật 1 thì cho bệnh nhân sơ sinh có các tổn thương này chúng tôi tiến hành nghiên cứu.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2023 có 16 bệnh nhân sơ sinh chẩn đoán thông liên thất có hẹp eo động mạch chủ được phẫu thuật sửa toàn bộ một thì. Tuổi trung bình 21 ngày (14 ngày- 29 ngày); cân nặng trung bình 3,3 kg (2,9 – 3,6 kg). Tất cả bệnh nhân có suy tim nặng, thông liên thất rộng và hẹp eo động mạch chủ nặng với chênh áp trung bình 54 mmHg.


Kết quả: Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo 126 phút (102 – 143 phút), thời gian cặp động mạch chủ 87 phút (75 – 94 phút), thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình 18 phút (15-24 phút).  5 bệnh nhân để hở xương ức. Có 1 bệnh nhân tử vong sau mổ, 1 bệnh nhân tai biến mạch não sau mổ (xuất huyết não). Siêu âm sau mổ thông liên thất kín, chênh áp trung bình qua eo động mạch chủ 7mm Hg. Theo dõi trong vòng 57 tháng, không có bệnh nhân tử vong. Siêu âm chênh áp qua eo động mạch chủ trung bình 12 mmHg. Có một 1 bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ mức độ vừa với chênh áp trung bình 25 mmHg


Kết luận: Kết quả phẫu thuật 1 thì sửa eo động mạch chủ, vá thông liên thất tốt với nguy cơ bị hẹp laị eo động mạch chủ thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gaynor, J.W., Management strategies for infants with coarctation and an associated ventricular septal defect. J Thorac Cardiovasc Surg, 2001. 122(3): p. 424-6.
2. Plunkett, M.D., et al., Management of an associated ventricular septal defect at the time of coarctation repair. Ann Thorac Surg, 2014. 98(4): p. 1412-8.
3. Gaynor, J.W., et al., Outcome following single-stage repair of coarctation with ventricular septal defect. Eur J Cardiothorac Surg, 2000. 18(1): p. 62-7.
4. Cho, S.H., et al., Outcome of single-stage repair of coarctation with ventricular septal defect. J Card Surg, 2011. 26(4): p. 420-4.
5. Haas, F., et al., Primary repair of aortic arch obstruction with ventricular septal defect in preterm and low birth weight infants. Eur J Cardiothorac Surg, 2000. 17(6): p. 643-7.
6. Kobayashi, M., et al., Outcomes following surgical repair of aortic arch obstructions with associated cardiac anomalies. Eur J Cardiothorac Surg, 2009. 35(4): p. 565-8.
7. Park, J.K., et al., Surgical management of the infant with coarctation of the aorta and ventricular septal defect. J Am Coll Cardiol, 1992. 20(1): p. 176-80.
8. Sugimoto, A., et al., Mid- to long-term aortic valve-related outcomes after conventional repair for patients with interrupted aortic arch or coarctation of the aorta, combined with ventricular septal defect: the impact of bicuspid aortic valvedagger. Eur J Cardiothorac Surg, 2014. 46(6): p. 952-60; discussion 960.
9. Jonas, R.A., et al., Outcomes in patients with interrupted aortic arch and ventricular septal defect. A multiinstitutional study. Congenital Heart Surgeons Society. J Thorac Cardiovasc Surg, 1994. 107(4): p. 1099-109; discussion 1109-13.
10. Isomatsu, Y., et al., Coarctation of the aorta and ventricular septal defect: should we perform a single-stage repair? J Thorac Cardiovasc Surg, 2001. 122(3): p. 524-8.
11. Callahan, C., et al., Single-Stage Repair of Coarctation of the Aorta and Ventricular Septal Defect: A Comparison of Surgical Strategies and Resource Utilization. World J Pediatr Congenit Heart Surg, 2017. 8(5): p. 559-563.
12. Talwar, S., S.K. Choudhary, and B. Airan, Single-stage versus 2-stage repair of coarctation of the aorta with ventricular septal defect. J Thorac Cardiovasc Surg, 2008. 136(5): p. 1390-1; author reply 1391.
13. Quaegebeur, J.M., et al., Outcomes in seriously ill neonates with coarctation of the aorta. A multiinstitutional study. J Thorac Cardiovasc Surg, 1994. 108(5): p. 841-51; discussion 852-4.