Đánh giá hiệu quả điều trị hạ huyết áp của phenylephrine trong gây mê phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể

Phạm Tuấn Anh1, Nguyễn Trần Thủy
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Phenylephrine là một thuốc co mạch thường được lựa chọn để nâng huyết áp trong khởi mê. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị hạ huyết áp của thuốc trong gây mê phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, đánh giá đáp ứng khi sử dụng thuốc trên 40 bệnh nhân phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.


Kết quả: Trong giai đoạn khởi mê, phenylephrine làm tăng huyết áp động mạch trung bình nhiều nhất ở thời điểm T2 (∆HA trung bình trung bình là 26,2 ± 6,9), sau đó xu hướng giảm dần và duy trì trong giới hạn bình thường với mức tăng luôn có ý nghĩa (p<0,05). Số lần tiêm tĩnh mạch trung bình của phenylephrin trong giai đoạn khởi mê là 1,1 ± 0,3 lần, liều phenylephrine sử dụng trung bình là 0,9 ± 0,3 µg/kg. Trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể, phenylephrine làm tăng huyết áp trung bình sớm, và kéo dài, đạt đỉnh ở thời điểm T5 (∆HATB trung bình là 17,4 ± 3,6 mmHg). Số lần tiêm tĩnh mạch trung bình của phenylephrine trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể là 1 lần, liều phenylephrine sử dụng trung bình là 0,8 ± 0,3 µg/kg.


Kết luận: Phenylephrine được sử dụng hiệu quả với số lần tiêm ít và liều trung bình khi điều trị hạ huyết áp trong gây mê phẫu thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mebazaa, A. A. Pitsis, A. Rudiger et al (2010). Clinical review: practical recommendations on the management of perioperative heart failure in cardiac surgery. Crit Care, 14(2), 201.
2. R. J. Gordon, M. Ravin, G. R. Daicoff et al (1975). Effects of hemodilution on hypotention during cardiopulmonary bypass. Anesth Analg, 54(4), 482-488.
3. C. McGaw, M. Scarlett, R. Irvine et al (2007). Vasopressin for refractory hypotension during cardiopulmonary bypass. West Indian Medical Journal, 56, 550-554.
4. D. L. Reich, S. Hossain, M. Krol et al (2005). Predictors of hypotension after induction of general anesthesia. Anesth Analg, 101(3), 622-628, table of contents.
5. A. W. Goertz, K. H. Lindner, C. Seefelder et al (1993). Effect of phenylephrine bolus administration on global left ventricular function in patients with coronary artery disease and patients with valvular aortic stenosis. Anesthesiology, 78(5), 834-841.
6. A. F. Kalmar, S. Allaert, P. Pletinckx et al (2018). Phenylephrine increases cardiac output by raising cardiac preload in patients with anesthesia induced hypotension. J Clin Monit Comput.
7. J. A. DiNardo, A. Bert, M. J. Schwartz et al (1991). Effects of vasoactive drugs on flows through left internal mammary artery and saphenous vein grafts in man. J Thorac Cardiovasc Surg, 102(5), 730-735.
8. M. A. Levin, H. M. Lin, J. G. Castillo et al (2009). Early on-cardiopulmonary bypass hypotension and other factors associated with vasoplegic syndrome. Circulation, 120(17), 1664-1671.
9. S. Maier, W. R. Hasibeder, C. Hengl et al (2009). Effects of phenylephrine on the sublingual microcirculation during cardiopulmonary bypass. Br J Anaesth, 102(4), 485-491.
10. Y. L. Kwak, C. S. Lee, Y. H. Park et al (2002). The effect of phenylephrine and norepinephrine in patients with chronic pulmonary hypertension*. Anaesthesia, 57(1), 9-14.