Chẩn đoán và điều trị u cuộn cảnh vùng đầu cổ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
U cuộn cảnh (glomus tumors) vùng đầu cổ là khối u hiếm gặp, tiến triển chậm, giàu mạch máu, thuộc nhóm các u cận hạch (paragangliomas), có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, đối chiếu chẩn đoán hình ảnh với tổn thương trong mổ để rút ra kinh nghiệm cho chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh lý này. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 23 bệnh nhân (BN) với 24 u được chẩn đoán u cuộn cảnh, điều trị phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Tim mạch Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2016. Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và khẳng định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Trong 24 khối u có 17 u tiểu thể cảnh, 2 u tiểu thể thần kinh phế vị và 5 u cuộn nhĩ. Tất cả BN đều cắt toàn bộ u, trong đó 2 BN tái lập tuần hoàn động mạch cảnh trong, 2 BN thắt động mạch cảnh ngoài và 4 BN thắt đoạn thần kinh. Kết luận: U cuộn cảnh vùng đầu cổ là bệnh hiếm gặp, chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào chẩn đoán hình ảnh. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật lấy trọn khối u, ngoài ra cần xem xét các phương pháp điều trị khác như xạ trị, phẫu thuật bằng dao gamma nhằm chọn hướng giải quyết hợp lý nhất cho mỗi BN cụ thể.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Luna-Ortiz K., Rascon-Ortiz M., Villavicencio-Valencia V. et al (2005), Carotid body tumors: review of a 20-year experience, Oral Oncol, Vol 41(1), pp. 56-61.
3. Maison Casarim A.L., Tincani A.J., Negro A.D. et al (2014), Carotid body tumor: Retrospective analysis on 22 patients, Sao Paulo Med J, Vol 132(3), pp. 133-9.
4. Đoàn Quốc Hưng (2015), U tiểu thể cảnh: Một số kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị. Tạp chí Tai mũi họng, 6: 51-60.
5. Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng, Lê Thanh Dũng, Mai Thanh Tú (2011), U tiểu thể cảnh: chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, Vol 59, pp. 46-53.
6. Shedd D.P. (1990), Familial occurrence of carotid body tumors, Head and Neck, 12(6).
7. Durdik S., Malinovsky P., Durdik S. P Malinovsky (2002), Chemodectoma-carotid body tumor surgical treatment, pp. 422-423.
8. Chao C., Perez C., Brady L. (2011), Unusual tumors of the head and neck. Radiation oncology management decisions, 3rd edition. Philadelphia, Lippincott, pp. 299-302.
9. Rodriguez-Cuevas H., Lau I., Rodriguez H.P. (1986), High-altitude paragangliomas: diagnostic and therapeutic considerations, Cancer, Vol 57(3), pp. 672-6.
10.Urquhart A.C., Johnson J.T., Myers E.N., (1994), Glomus vagale: paraganglioma of the vagus nerve, Laryngoscope, vol 104, pp. 440-445.
11.Gattuso, Reddy, David (2002), Defferential Diagnosis in Surgical Pathology 2nd, Sunder Elsevier. Gombos Z., Zhang P.J. (September 2008), Glomus tumor, Archives of pathology & laboratory medicine, Vol 132 (9), pp. 1448–52.