Kết quả trung hạn phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt hạch giao cảm điều trị tăng tiết mồ hôi tay tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Võ Tuấn Anh1, , Nguyễn Thời Hải Nguyên, Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Trung Hiếu
1 BV Đa khoa Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, gây ra tăng tiết mồ hôi khú trú, vị trí thường gặp là lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và đôi khi ở mặt. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, tuy nhiên những tình trạng tăng tiết mồ hôi nặng ở mức độ 3 và độ 4 thì phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên lựa chọn.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca, hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn sẽ được liên lạc và đưa vào nghiên cứu


Kết quả: Có 43 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ 01/2022 đến 12/2023. Tuổi trung bình 28.1, tỷ lệ nam giới là 46.5%. Hầu hết khởi phát bệnh từ nhỏ 81.4%, người bệnh chủ yếu lao động bằng tay 65.1%. Mức độ tăng tiết mồ hôi nặng độ 4 chiếm tỉ lệ lớn 81.4%. Thời gian phẫu thuật trung bình 35 ± 8.4 phút. Không ghi nhận biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật, có 2.3% trường hợp ghi nhận tràn khí màng phổi cần dẫn lưu sau phẫu thuật. 100% người bệnh giảm tăng tiết mồ hôi hoàn toàn ngay sau phẫu thuật và sau 1 năm tỉ lệ hết ra mồ hôi và ra mồ hôi độ 2 lần lượt là 83.7% và 16.3%m không có trường hợp nào ghi nhận độ 3, độ 4. Không có trường hợp nào tăng tiết mồ hôi bù trừ nặng ngay sau phẫu thuật và ở thời điểm 1 năm tỉ lệ tăng tiết bù trừ nặng khoảng 15%. Tỷ lệ người bệnh rất hài lòng, hài lòng một phần và không hài lòng lần lượt là 48.8%, 37.2%, 14%.


Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt đốt hạch giao cảm ngực là phương pháp an toàn, với hiệu quả điều trị sớm và trung hạn cao, giúp cải thiện chất lượng sống sau mổ của bệnh nhân. Tuy nhiên tỷ lệ ra mồ hôi bù trừ còn cao (10-15% bù trừ mức độ nặng) đặt ra nhiều thách thức trong điều trị bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vannucci, F. and J.A. Araujo, Thoracic sympathectomy for hyperhidrosis: from surgical indications to clinical results. J Thorac Dis, 2017. 9(Suppl 3): p. S178-S192.
2. Doolittle, J., et al., Hyperhidrosis: an update on prevalence and severity in the United States. Arch Dermatol Res, 2016. 308(10): p. 743-749.
3. Huang, Y., et al., Impact of endoscopic thoracic R4 sympathicotomy combined with R3 ramicotomy for primary palmar hyperhidrosis. Front Surg, 2023. 10: p. 1144299.
4. Wolosker N, de Campos JRM, Kauffman P, et al. Cohort study on 20 years’ experience of bilateral video-assisted thoracic sympathectomy (VATS) for treatment of hyperhidrosis in 2431 patients. Sao Paulo Med J 2022; 140: 284-289. 2022/02/24
5. Trần Quế Sơn, Trần Mạnh Hùng, Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm ngực điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi tay : Hồi cứu 165 trường hợp, Tạp chí nghiên cứu Y học, số 6 2023.
6. Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Tuyết Trang, Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tặng tiết mồ hôi tay chân và kết quả thuốc HB trong điề trị, Vietnam Medical Journal, April 2022
7. Trần Thanh Vỹ, Hồ Tất Bằng, Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay, Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 3 số 2 năm 2022
8. Guyleseche, Yves Castier, Endoscopic transthoracic sympathectomy for upper limb hyperhidrosis: Limited sympathectomy does not reduce postoperative compensatory sweating, Journal of Vascular surgery, number 1, Volume 37, January 2002
9. Jae-Min Park, Duk Hwan Moon, Endoscopic Thoracic Sympathectomy, and Cardiovascular Outcomes: A Cohort Study Based on the Korean Health Insurance Review and Assessment Service Database, Environ Res.Public Health, 16, 2019