Nghiên cứu đo lường bão hõa oxy máu tĩnh mạch trộn so2 ở bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sử dụng catheter Swan-Ganz để khảo sát giá trị của chỉ số SO2và đánh giá kết quả hồi sức huyết động trên 112 bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao bao gồm các biến số nghiên cứu:chỉ số bão hòa oxy máu tĩnh mạch trộn SO2; thời gian thở máy; thời gian điều trị tại ICU. Giá trị của chỉ số SO2ở những bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao có biến thiêngiảm dần (nhưng đảm bảo SO2-TB>55%)từ thời điểm trước mổ (T0) đến sau mổ (Toff)với p<0,001. Kết quả về thời gian thở máy ngắn nhất là 5 giờ, dài nhất là 192 giờ (08 ngày), trung bình là 22,56 giờ; trong đó 93,8% có thời gian thở máy ≤48h; và 6,2% có thời gian thở máy >48h. Thời gian điều trị ở hồi sức ngắn nhất là 18 giờ, dài nhất 240 giờ (10 ngày), thời gian trung bình là 50,88 giờ; trong đó 92,9% bệnh nhân có thời gian điều trị ở hồi sức ≤ 72h, và 7,1% bệnh nhân có thời gian điều trị ở hồi sức kéo dài trên > 72h. Giá trị của chỉ số SO2 ≥ 55 % là chỉ điểm tiên lượng tốt về điều trị huyết động cho những bệnh nhân phẫu thuật tim có nguy cơ cao, đảm bảo duy trì cân bằng cung cầu oxy ở giai đoạn hồi sức sau mổ tim.Hồi sức huyết động dưới hướng dẫn bởi chỉ số SO2ở những bệnh nhân này giúp cải thiện với giảm thời gian thở máy, và thời gian điều trị hồi sức.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Cohn S. M., F. A. Moore et al., “Tissue oxygen saturation predicts the development of organ dysfunction during traumatic shock resuscitation,” Journal of Trauma-Injury Infection & Critical Care, vol. 62, no. 1, pp. 44–55, 2007.
3. Lima A., van Bommel J., and Bakker J., “Low tissue oxygen saturation at the end of early goal-directed therapy is associated with worse outcome in critically ill patients,” Critical Care, vol. 13, supplement 5, article S13, 2009.
4. Lima A., van Genderen M. E., Klijn E., Bakker J., and van Bommel J., “Peripheral vasoconstriction influences thenar oxygen saturation as measured by near-infrared spectroscopy,” Intensive Care Medicine, vol. 38, no. 4, pp. 606–611, 2012.
5. Lipcsey M., Woinarski N. C. Z., and Bellomo R., “Near infrared spectroscopy (NIRS) of the thenar eminence in anesthesia and intensive care,” Annals of Intensive Care, vol. 2, article 11, 2012.
6. Nguyen H. B., “Central venous oxygen saturation: not easily replaced,” Critical Care Medicine, vol. 41, no. 6, pp. 1570–1571, 2013.
7. Pinsky M. R., “Beyond global oxygen supply-demand relations: in search of measures of dysoxia,”Applied Physiology in Intensive Care Medicine, vol. 2, pp. 319–321, 2012.
8. Santora R. J. andMoore F. A., “Monitoring trauma and intensive care unit resuscitation with tissue hemoglobin oxygen saturation,” Critical Care, vol. 13, supplement 5, article S10, 2009.
9. Whittemore R. and Knafl K., “The integrative review: updated methodology,” Journal of Advanced Nursing, vol. 52, no. 5, pp. 546–553, 2005.
Các bài báo tương tự
- Võ Tuấn Anh, Nguyễn Thời Hải Nguyên, Báo cáo một trường hợp phẫu thuật cắt u quái trung thất khổng lồ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 46
- Giang Nguyen Truong, Nam Nguyen Van, Trung Nguyen Ngoc, Anh Le Viet, ĐÁNH GIÁ SỰ LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH ẢNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA U BIỂU MÔ TUYẾN ỨC , Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam: Tập 10
Ông/Bà cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.