KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CẮT BỎ U TUYẾN ỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯỢC CƠ TẠI BỆNH VIỆN 103

Viet Mai Van , Anh Le Viet

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong cắt  u tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 38 bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức trong số 68 trường hợp được phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức Tại Bệnh viện 103, từ tháng 9/2008- 6/2012. Kết quả: 38 bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức được phẫu thuật nội soi lồng ngực: 26 nữ, 12 nam, tuổi trung bình 33,5 (12- 69). tình trạng   nhược cơ: nhóm I: 4, IIA: 24, IIB:10. Giai đoạn u theo phân loại của Masaoka: I là 16, II là 14, III là 4 và IV là 4 Không có tử vong do phẫu thuật , tai biến 5,2%, biến chứng 7,8%, thời gian theo dõi hồi sức tích cực trung bình 24giờ (1-72), số ngày điều trị trung bình sau mổ: 7,5 (5-20). Kết  quả  tốt  ở  giai đoạn sớm  (dưới 1  năm) là 84,0%, sau 1 năm 88,9% tương đương tỷ lệ tốt  85,7% và 88,7% của phương pháp cắt u tuyến ức bằng mổ mở đường giữa xương ức hay mở ngực. Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực có thể áp dụng cắt tuyến ức nói chung, u tuyến ức nói riêng để điều trị bệnh nhược cơ, không có tử vong phẫu thuật, tai biến, biến chứng thấp. Kết quả tốt ở giai đoạn sớm sau mổ tương đương phẫu thuật mổ mở qua xương ức. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Công Minh (2008), “Phẫu thuật nội soi cắt tuyến hung điều trị bệnh nhược cơ” Thông tin khoa học, Bệnh viện Chợ Rãy.
2. Mai Văn Viện (2004) ”Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học tuyến ức liên quan đến kết quả điều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ”, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện quân Y.
3. Mai Văn Viện, Phạm Vinh Quang (2009), Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong cắt bỏ tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ, Tạp chí Y học thực hành, số 690-691: 18-24.
4. Phạm Vinh Quang, Mai Văn Viện (2010), Phẫu thuật tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Y học
5. Mack M., Landreneau R.J., Yim A.P., Hazelrigg S.R., Scruggs G (1996) “ Results of video-assisted thymectomy in patients with myasthenia gravis”, JThorac Cardiovasc Surg, 112 (5), pp. 1352-60.
6. Mack M., Scruggs G (1998),“Video-assited thoracic surgery thymecthomy for myasthenia gravis”, Chest surg clin north america, 8 (4), pp. 809-25.
7. Mineo TC, PompeoE., Ambrogi V, Sabato AF, Bernardig (1996) “Adjuvantpneumomediastinumin thoracoscopic thymectomy for Myasthenia gravis” Ann Thoracsurg 62, pp.853-9.
8. Rea F., Bortolottil, Firardir., et al (2003), “Thoracoscopic thymectomy with “Da Vinci” Surgical System in patient with Myasthenia gravis”, Interact Cardiovasthoracsurg, PP. 70 -72.
9. Yoshino I., Hashizume M., Shimada M., Tomikawa M., Tomiyasu M., Suemitsu R, Sugimachi K(2001), “Thoracoscopic thymectomy with the da Vinci computer- enhanced surgical system”, J thorac Cardiovasc Surg, 122(4), pp. 783-5.